Chủ đề: Định Nghĩa Về 2 Thuật Ngữ SIDS và SUID ở TRẺ SƠ SINH - Những Điều Ba Mẹ Cần Biết .

XIN CHÀO MỌI NGƯỜI, để bắt đầu đọc bài viết ngày hôm nay em hy vọng mọi hãy làm mụt điều nho nhỏ sau đây! Đó là tưởng tượng mình đang xem một “bộ phim ám ảnh kinh hoàng - một bộ phim siêu đáng sợ”. Vì có lẽ đây là một bộ phim mà không một người cha người mẹ nào muốn nó “dựa trên một câu chuyện có thật" - hay xảy ra ngoài đời thực - hay trong một gia đình nào cả - tuy rằng tình trạng này vẫn còn xảy ra hằng năm” 

3...2..1... MỌI NGỪ hãy cùng em đi vào "bộ phim siêu đáng sợ" này thui!

sids

SUID là gì?

SUID (Sudden Unexpected Infant Death)  có nghĩa là: Cái ch*t hay sự ra đi đột ngột của trẻ sơ sinh - đây là một hiện tượng thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới một tuổi. Sau nhiều cuộc điều tra đầy đủ, hiện tượng này được chuẩn đoán bao gồm nhiều nguyên nhân sau:

  • Bị n.g.h.ẹ.t t.h.ở: Khi không có không khí đến phổi của em bé, thường là do tắc nghẽn đường thở
  • Bị mắc kẹt: Khi trẻ bị mắc kẹt giữa hai vật thể, vd: như nệm và tường - và không thể thở được
  • Nhiễm trùng: Khi em bé bị cảm lạnh hoặc mắc các bệnh nhiễm trùng khác do vi-rút hoặc vi khuẩn làm cho khó thở
  • Nuốt phải dị vật - ‘một vật không xác định’ nào đó: Khi trẻ đưa một vật nào đó vào miệng làm tắc nghẽn đường thở hoặc gây ngạt thở
  • Mắc các nhóm bệnh về rối loạn chuyển hóa*: Những điều kiện liên quan đến cách thức hoạt động của cơ thể, điều mà có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp hô hấp của trẻ

*Rối loạn chuyển hóa: là một nhóm các tình trạng bênh xảy ra cùng nhau, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường loại 2 . Những tình trạng này bao gồm: tăng huyết áp, lượng đường trong máu và mức cholesterol cao, mỡ thừa quanh eo (béo phì) hoặc chất béo trung tính bất thường.

Các yếu tố yếu mà chúng ta cần quan tâm - vì có thể làm tăng khả năng mắc hội chứng chuyển hóa:

Độ tuổi: Nguy cơ mắc bệnh chứng chuyển hóa sẽ tăng theo độ tuổi - độ tuổi càng cao khả năng các bệnh chuyển hóa càng cao.

Dân tộc: Tại Mỹ, người gốc Tây Ban Nha - đặc biệt là phụ nữ gốc Tây Ban Nha - dường như có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao nhất. (Những lý do vì sao những người phụ nữ gốc TBN có khả năng mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn hiện vẫn chưa được giải thích rõ. )

Bệnh béo phì: Có quá nhiều mỡ thừa, đặc biệt là ở vùng bụng, làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa.

Bệnh tiểu đường: Chúng ta có nhiều khả năng mắc hội chứng chuyển hóa nếu bạn mắc bệnh tiểu đường khi mang thai (tiểu đường thai kỳ) hoặc nếu người thân trong gia đình có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Mắc một số căn bệnh khác: Nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa của chunga ta sẽ cao hơn nếu đã từng mắc bệnh gan nhiễm mỡ (không phải do rượu, bia gây nên), hội chứng buồng trứng đa nang hoặc chứng ngưng thở khi ngủ.

  • Rối loạn nhịp tim: Khi tim trẻ đập quá nhanh hoặc quá chậm làm ảnh hưởng đến việc hô hấp
  • Bị chấn thương ( vì vô tình hay không ngẫu nhiên): Khi em bé bị thương
  • SIDS ( một trong những nguyên nhân để xác định tình trạng t* v*ng của trẻ sơ sinh và trẻ dưới <1 tuổi)

SIDS là gì?

SIDS ( Sudden Infant Death Syndrome), theo tiếng Việt Nam của chúng ta có nghĩa là: Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh - là sự “r.a đ.i” đột ngột của trẻ em dưới <1 tuổi mà không thể giải thích được ngay cả sau khi điều tra đầy đủ bao gồm khám nghiệm t.h.i t.h.ể hoàn chỉnh, khám nghiệm hiện trường t* v*ng ,và xem xét lại tiền sử lâm sàng*

Khi một em bé mất, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ( nếu như mọi người có đăng ký các dịch vụ chăm sóc sức khỏe), nhân viên thực thi pháp luật và cộng đồng sẽ cố gắng tìm hiểu lý do vì sao. Họ đặt câu hỏi, kiểm tra, thu thập thông tin và chạy các thử nghiệm. Và nếu họ không thể tìm ra nguyên nhân c.á.i c.h.ế.t của đứa trẻ dưới 1 tuổi - thì giám định viên y tế hoặc nhân viên điều tra sẽ gọi cái chết là SIDS.

Nếu vẫn còn một số điều không chắc chắn về nguyên nhân, sau khi đã được xác định là không rõ nguyên nhân, thì người giám định y khoa hoặc điều tra viên có thể để nguyên nhân cái chết là “không xác định” - vì chưa chắc chắn lắm, mặc dù nó đã là một nguyên nhân không xác định.

( Điều đặc biệt ở SIDS là hội chứng này đã được chuyển thể thành một phân đoạn trong bộ phim dài tập có tên là The Sandman (2022). Phân đoạn này nói về việc vị thần của giấc mơ bị một gia đình dị giáo bắt giữ nhằm giúp chúng đạt được điều ước của mình - và điều này làm cho thế giới giấc mơ bị sụp đổ, cũng như làm cho những đứa trẻ khi mơ bị kẹt lại trong thế giới của vị thần ấy và không bao giờ quay trở lại được nữa … Trên thực tế, đây chỉ là một bộ phim khoa học viễn tưởng nên mọi người xem giải trí cho vui thôi nhen! )  

Ngoài ra, trong một số trường hợp - vì trẻ “ra đi” đột ngột và không có bằng chứng xác nhận rõ ràng hoặc không đầy đủ thông tin - nên c.á.i c.h.ế.t được xem là không xác định được nguyên nhân. Dưới đây là là một số nguyên nhân giống với SIDS:

  • ASSB (Accidental Suffocation and Strangulation in Bed) - tai nạn do bị n.g.ạ.t t.h.ở hoặc s.i.ế.t c.ổ trên giường. ASSB là “mã số” nguyên nhân gây tử vong được sử dụng cho các mục đích thống kê quan trọng - nhằm xác định các ca t* v*ng ở trẻ sơ sinh do bị làm cho ngạt thở hoặc chỉ đơn thuần là ngạt thở (tắc nghẽn đường thở của trẻ sơ sinh) trong môi trường ngủ.

VD của ASSB:

Ngạt thở do bộ ra, mền hoặc tấm đệm quá mềm (dày) ( Suffocation by a soft bedding)

Bị nằm đè lên: Khi một người khác nằm chung bề mặt ngủ với trẻ sơ sinh - nằm, lăn hoặc đè lên trẻ khi ngủ, làm tắc nghẽn đường thở của trẻ.

Bị mắc kẹt: Khi trẻ sơ sinh bị mắc kẹt giữa hai đồ vật, chẳng hạn như nệm và tường, khung giường hoặc đồ nội thất - chặn đường thở của trẻ.

S.i.ế.t c.ổ:  Khi có một vật gì đó đè lên hoặc q.u.ấ.n q.u.a.n.h đầu và cổ của trẻ sơ sinh gây tắc nghẽn đường thở.

  • Ngủ chung trên cùng một bề mặt: Một cách sắp xếp giấc ngủ trong đó cha mẹ (hoặc 1 người khác) và trẻ sơ sinh ngủ gần nhau (trên cùng một bề mặt hoặc các bề mặt khác nhau) để có thể nhìn, nghe và/hoặc chạm vào nhau. 
  • Ngủ chung giường: Một cách sắp xếp giấc ngủ trong đó trẻ sơ sinh ngủ trên cùng một bề mặt, chẳng hạn như giường, đi văng hoặc ghế. Ngủ với em bé trên giường người lớn làm tăng nguy cơ ngạt thở và các nguyên nhân gây tử vong khác có  liên quan đến giấc ngủ.

Thông Tin Nhanh Về SIDS

  • SIDS là một hội chứng ( thầm lặng) có thể xảy ra với trẻ sơ sinh khỏe mạnh.
  • SIDS đôi khi được gọi là "cái c.h.ế.t trong nôi" hoặc "cái c.h.ế.t trong cũi" vì nó liên quan đến thời điểm em bé đang ngủ. Bản thân nôi, cũi không gây ra SIDS, nhưng môi trường ngủ của trẻ có thể ảnh hưởng đến nguyên nhân tử vong liên quan đến giấc ngủ.
  • SIDS là nguyên nhân t* v*ng hàng đầu ở trẻ từ 1 tháng đến 1 tuổi.
  • Khoảng 1.360 trẻ sơ sinh đã c.h.ế.t vì SIDS vào năm 2017.
  • Hầu hết các trường hợp tử vong do SIDS xảy ra ở trẻ sơ sinh từ 1 tháng đến 4 tháng tuổi, và phần lớn (90%) trường hợp tử vong do SIDS xảy ra trước khi trẻ được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, SIDS có thể x.ả.y r.a bất cứ lúc nào trong năm đầu tiên của trẻ.
  • Các bé trai mất vì SIDS nhiều hơn một chút so với các bé gái.
  • Ở nhiều năm trước đây, số ca tử vong do SIDS dường như tăng lên trong những tháng lạnh hơn trong năm. Nhưng ngày nay, các con số trải đều hơn trong suốt cả năm - điều này nghĩa là tình trạng  SIDS vẫn xảy ra hằng năm nhưng không quá nhiều hoặc quá ít.
  • Tỷ lệ SIDS ở Hoa Kỳ đã giảm dần kể từ năm 1994 ở tất cả các sắc tộc. Hàng nghìn trẻ sơ sinh đã được cứu sống, nhưng một số nhóm sắc tộc vẫn có nguy cơ mắc SIDS cao hơn.

Dưới đây là bảng tỷ lệ SIDS và các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ sơ sinh liên quan đến giấc ngủ tai Mỹ (1990—2016)

suidvasids

 Chấm tròn là SUID; hình tam giác là SIDS; hình vuông là những cái c.h.ế.t không rõ nguyên nhân; hình ngôi sao là ASSB

Hiểu hơn về SIDSSUID

SIDS không phải là nguyên nhân của mọi cái c.h.ế.t đột ngột ở trẻ sơ sinh.

Mỗi năm ở Hoa Kỳ, hàng ngàn trẻ sơ sinh chết đột ngột và bất ngờ. Những cái chết này được gọi là SUID (phát âm là Soo-id)

SUID là từ chỉ chung cho tất cả những sự “ra đi” đột ngột ở trẻ sơ sinh dưới một tuổi: bao gồm những c.á.i c.h.ế.t không có nguyên nhân rõ ràng như - SIDS, và những cái chết có nguyên nhân rõ ràng như - ngạt thở, tai nạn,... Một nửa số trường hợp của SUID là SIDS. Nhiều cái chết bất ngờ của trẻ sơ sinh là do tai nạn, ngoài ra một căn bệnh hoặc một điều gì đó cố ý cũng có thể khiến trẻ mất đột ngột và bất ngờ.

“Các nguyên nhân gây t* v*ng liên quan đến giấc ngủ ở trẻ sơ sinh” là những nguyên nhân từ việc trẻ ngủ như thế nào? và ở đâu? Những c.á.i c.h.ế.t này là do các nguyên nhân ngẫu nhiên, chẳng hạn như ngạt thở, mắc kẹt hoặc s.i.ế.t c.ổ. Những c.á.i c.h.ế.t này không phải là SIDS. Mà chúng thuộc về SUID.

Những Nguyên Nhân Gây T.ử V.o.n.g Ở Trẻ Mà Không Phải Do SIDS:

  • SIDS không phải do ngạt thở gây ra.
  • SIDS không phải do vắc-xin, chủng ngừa hoặc mũi tiêm gây ra.
  • SIDS không lây nhiễm.
  • SIDS không phải là kết quả của việc không quan tâm hoặc lạm dụng trẻ em. ( Mặc dù việc không quan tâm và lạm dụng ở trẻ em - là việc cần được quan tâm và lưu ý vì nó có ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của trẻ)
  • SIDS không phải do giường cũi, nôi gây ra.
  • SIDS không phải do nôn mửa hoặc ngạt thở.

"SIDS không thể ngăn ngừa hoàn toàn, nhưng có nhiều cách để giảm đi tình trạng này"

Và để có thể ngăn ngừa tình trạng này tốt hơn! Mọi người nhất định phải qua xem bài viết: Đảm bảo an toàn ngủ cho trẻ sơ sinh - Tại Website "happyparenting.vn" á nhen!

Những “Quan Niệm Sai” Về SIDS

Trẻ em có thể “mắc” SIDS

Sự thật: Trẻ em không thể mắc SIDS. SIDS không phải do nhiễm trùng gây ra, vì vậy bệnh này không thể lây nhiễm hoặc lây lan.

Giường cũi và nôi gây ra "cái chết trong nôi" hoặc SIDS.

Sự thật: Bản thân giường cũi không gây ra SIDS. Nhưng các đặc điểm của môi trường ngủ—chẳng hạn như bề mặt trong không gian ngủ của trẻ quá mềm - có thể làm tăng nguy cơ SIDS và các nguyên nhân gây t* v*ng khác liên quan đến giấc ngủ ở trẻ sơ sinh. Tìm hiểu thêm về  môi trường ngủ an toàn  cho con bạn.

Trẻ nằm ngửa khi ngủ sẽ bị ngạt thở nếu trẻ khạc hoặc nôn trong khi ngủ.

Sự thật: Trẻ sơ sinh tự động ho hoặc nuốt chất lỏng mà trẻ khạc ra hoặc nôn ra - đó là một phản xạ để giữ cho đường thở thông thoáng. Các nghiên cứu cho thấy không có sự gia tăng về số ca tử vong do nghẹt thở ở những trẻ nằm ngửa khi ngủ. Trên thực tế, trẻ nằm ngửa khi ngủ có thể đào thải những chất lỏng này tốt hơn do cấu tạo của cơ thể .

SIDS có thể được ngăn chặn.

Sự thật: Không có cách nào để ngăn ngừa SIDS, nhưng có những cách hiệu quả để giảm nguy cơ SIDS.

Chích ngừa, vắc-xin, chủng ngừa và thuốc gây ra SIDS.

Sự thật: Bằng chứng gần đây cho thấy rằng các mũi tiêm vắc-xin có thể có tác dụng bảo vệ chống lại SIDS. Tất cả trẻ sơ sinh nên thường xuyên đến gặp các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của mình để kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ và nên tiêm phòng đúng lịch theo khuyến cáo của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

SIDS có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh ở mọi lứa tuổi.

Sự thật: Em bé chỉ có nguy cơ bị SIDS cho đến khi được 1 tuổi. Hầu hết các trường hợp t* v*ng do SIDS xảy ra khi trẻ từ 1 tháng đến 4 tháng tuổi. SIDS không phải là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại đối với trẻ sơ sinh trên 1 tuổi.

Nếu bố mẹ ngủ chung giường với con, họ sẽ nghe thấy mọi vấn đề và có thể ngăn chặn chúng xảy ra.

Sự thật: Bởi vì SIDS xảy ra mà không có dấu hiệu hoặc triệu chứng báo trước, nên chúng ta không có khả năng hay bất kỳ dấu hiệu nào để nghe thấy vấn đề và ngăn ngừa SIDS xảy ra. Ngủ với em bé trên giường người lớn làm tăng nguy cơ ngạt thở và các nguyên nhân gây t* v*ng khác liên quan đến giấc ngủ ở trẻ sơ sinh.

Ngủ với trẻ trên giường người lớn thậm chí còn nguy hiểm hơn khi:

  • Người lớn hút thuốc lá hoặc uống rượu hoặc dùng thuốc gây buồn ngủ.
  • Em bé ngủ chung giường với những đứa trẻ khác.
  • Bề mặt ngủ là một chiếc ghế dài, ghế sofa, giường nước hoặc ghế bành.
  • Có gối hoặc chăn trên giường
  • Em bé nhỏ hơn 11 tuần đến 14 tuần tuổi.
  • Em bé ngủ chung giường với nhiều người, đặc biệt nếu ngủ giữa hai người lớn.

( Nguồn Tham Khảo: 1, 2, 3, 4, 5 & 6)

Đến đây "bộ phim" đã hết!

Xin cám ơn mọi người "đã xem" qua! Chúc mọi người có một ngày an lành nhee!

🪷

😊Like, Share  Donate Choo blog Điii... Ngừ ơiiii ~ 💗

ZaloPay ví điện tử quốc dân tại Việt Nam giúp bạn chuyển tiền miễn phí và thanh toán các tiện ích, dịch vụ chỉ với vài chạm đơn giản. Đặc biệt, bạn có thể thao tác ngay trên ứng dụng ZaloPay hoặc ứng dụng Zalo. Đơn giản – nhanh chóng – thuận tiện – an toàn!

· Khuyến mãi cho "Người mới": Liên kết ngân hàng nhận combo voucher 1.000.000đ*

 Tải FREE - Không Mất Phí!

Hidden Content

 Để lại bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}