Bài Viết Kỷ Niệm Tròn 1 Năm Làm Blog: Mẹ &

Khuyến Khích:😆

Mọi người nên đọc mở bài từ trên xuống, hong nên đọc lướt - đọc lướt sẽ không mắc cười 😙và gây bít tắc nếp nhăn não - mặc dù nếp nhăn não chỉ bắt đầu hình thành vào khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ và tiếp tục cho tới khi chúng ta được 18 tháng tuổi. 

Cho nên, làm riết quen tay, ngủ ngày đã quá~ Cần cù thì bù cái chi mọi người cũn bít gòi he. ( bù siêng năng~). Nói gọn gẽ lại là - trí thông minh là do gen di truyền, nên chỉ số thông minh của mỗi đứa trẻ là không giống nhau - đồng nghĩa với thế mạnh cũng khác nhau. Điều duy nhất khác nhau đó là kinh nghiệm cũng như sự thường xuyên tập trung cho điểm mạnh và cải thiện điểm yếu của mỗi người! 

THẬT RA, mọi người chỉ cần đọc tới “không mắc cười là được” - phần phía sau em thêm vào chủ yếu để viết cho mọi người hiểu rằng “ đừng ép con mình theo sở thích của mình” vì con người có đến 8 loại hình thông minh, không về thể chất củng về âm nhạc… LÀ VẬY ĐÓ MỌI NGƯỜI!

 Đây là phần MÀU mè được tụi em thêm vào nhằm kỷ niệm 01 năm làm blog thui! CHớ hong chi hết hehehe! 


 Mở Bài - Dài Dòng~-~

HAHAHA, cuối cùn cũng đã đến "ngày ni" - “ngày ni” là cái cái ngày mà.. mà.. mà.. mà hoi, mình iem biết được gòi mọi  người chí hé hé~... TRỜI ƠI! nói chứ ngày ni là “ ngày kỷ niệm tròn 1 năm kể từ ngày "blog - momandbabi.com" đăng bài viết đầu tiên đó mọi người kekekekek”. ( 10-08-2022). Bài: TOP 10 HÃNG SỮA BỘT CHO TRẺ EM TỐT NHẤT (2023) á mụi ngừ! 

Tuy là không có tung voucher giảm giá rầm rộ, freeship linh đình và độc quyền như những “trang thương mại điện tử” lazada, shopee, tiki,.. khác. CHỨ SEO NỮA ~ vì đây là blog chia sẻ và review - giới thiệu sản phẩm dành riêng cho cộng đồng mẹ & bé ( dzà sống qua ngày nhờ đớp trọn hoa hồng và tiền donate của người đọc 😎- mặc dù chưa thấy ai ủn hộ 🐣) mè! hehe.~( ̄︶ ̄)~ 

Mà có lẽ mọi người cũng sẽ thắc mắc rằng là - Vì sao kỷ niệm 1 năm tuổi blog mà sao là lại viết bài “ trầm cảm sau sinh”? ( mọi người cũng hong tự hỏi dậy chi đâu, tại em viết dzị nên mụi ngừ mới đặt câu hỏi đó chớ hihi ). Thật ra, trầm cảm nào cũng là trầm cảm ( trầm cảm do không có tiền donate vào tài khoản ….. cũn là trầm kẻm ) và nhờ không có ai ủng hộ donate và giúp đỡ cho tụi em trong suốt một năm qua, nhưng vẫn miệt mài viết NÊN cũng một phần nào thấu hiểu cảm giác áp lực ( trầm cảm) khi sanh con - giống như tụi em làm mà không có tiền - TRẦM CẢM TỚI CỠ NÈO ~

(ノへ ̄、)!

( Nói thiệt chớ! tình hình kinh tế hiện đang rất khó khăn, nên mọi người ủng hộ được là em mừng gòi hehehe)😊🥲

Và vừa để kỷ niệm, vừa để đồng cảm "sự trầm cảm" trong cái "moment - khoảnh khắc" này. BLOG đã quyết định viết về bài 101 - Trầm cảm sau sinh, mà ba mẹ nên biết! ( chữ “mà” lúc đầu đọc hơi kỳ, đọc nhiều lần mụi ngừ sẽ quen thoai~ ).

Và vẫn như mọi khi. Nào mọi người, chúng ta cùng vào tìm hiểu bài viết của ngày kỷ niệm của blog thôi nào~.~


Trầm Cảm sau Sinh?

Hầu hết các “mẹ bỉm trẻ - lần đầu sinh em bé” đều trải qua tình trạng baby blues* sau khi sinh con, thường bao gồm tâm trạng thất thường, hay khóc, lo lắng và khó ngủ. Baby blues thường bắt đầu trong vòng 2 đến 3 ngày đầu tiên sau khi sinh và có thể kéo dài đến hai tuần.

Baby blues*

Các triệu chứng của baby blues — chỉ kéo dài vài ngày đến một hoặc hai tuần sau khi em bé chào đời — có thể bao gồm:

  • Tâm trạng lâng lâng ( bần thần, ,ủ rủ).
  • Lo lắng.
  • Sầu nảo ( buồn rầu).
  • Cáu gắt.
  • Cảm thấy choáng ngợp ( quá mệt mỏi, không thể tiếp nhận thêm thông tin từ bên ngoài nữa ).
  • Hay khóc.
  • Giảm sự tập trung.
  • Gặp các vấn đề về ăn uống (chán ăn,... ).
  • Khó ngủ.

Trầm cảm sau sinh ( tiếng Anh là PND - Postnatal Depression ) là 1 loại trầm cảm mà "ba mẹ trẻ" có thể gặp phải sau khi sinh con. ( và “gõ gàng” điều này cũng có thể xảy ra đối với người ba 😆).  

PND - Postnatal Depression là một vấn đề phổ biến, thường gặp và “ẻm” ảnh hưởng đến hơn 1/10 phụ nữ trong vòng 1 năm sau khi sinh ( 10 người phụ nữ sau khi sinh thì sẽ có 1 phụ nữ gặp phải tình trạng trầm cảm sau sinh - nghe như " Trời ơi ~bão tố mưa sa~" dzị hoi, chứ bệnh này dễ trị lắm mụi người! Mụi người cứ an tâm! Mà hong an tâm thì chúng ra cùn đọc tiếp cho an tâm nheee! ).

Điều quan trọng là “ sự việc” phải được giúp đỡ càng sớm càng tốt nếu “ chúng ta” cảm thấy mình có thể hoặc đang bị trầm cảm. Vì các triệu chứng có thể kéo dài hàng tháng hoặc trở nên tồi tệ hơn. Và nghiêm trọng hơn là “ẻm” có thể ảnh hưởng đến người bệnh và gia đình người bệnh.

Với sự hỗ trợ phù hợp, hầu hết “người bệnh trầm cảm sau sinh” đều hồi phục hoàn toàn.

Đôi khi sẽ có một vài lý do cụ thể về “Trầm Cảm Sau Sinh - PNG” ( nhìn vào mọi người cũng có thể đoán biết được nguyên nhân), nhưng đôi khi không phải lúc nào cũng dzị. Và người bệnh có thể cảm thấy đau khổ và mặc cảm tự ti, vì đã từng mong đợi hạnh phúc khi có con. Tuy nhiên, PND có thể xảy ra với bất kỳ ai và đó không phải là lỗi của chúng ta. ( Đúng dzị đó mọi người, “chuyện xui rủi ai mờ muốn bà ơi - tìm cách giải quyết thoi bà ơi!” hehe ).

Không bao giờ là quá muộn để tìm kiếm sự giúp đỡ. Ngay cả khi chúng ta đã bị trầm cảm sau một thời gian (dài).

Sự giúp đỡ cần được phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh tật. PND nhẹ có thể được giúp đỡ bằng cách tăng cường hỗ trợ từ gia đình và bạn bè. ( ví dụ như: hỗ trợ một phần việc nhà - giúp chăm trẻ, phụ việc nhà,...)

Hoặc khi cảm thấy bệnh tình không tốt hơn ( có thể gọi là nặng), mọi người nên cần sự giúp đỡ của bác sĩ tâm lý. Nếu bệnh tình quá nghiêm trọng, chúng ta cần nên được chăm sóc và điều trị từ một dịch vụ sức khỏe tâm thần ( đây là trường hợp về ai đã hoặc có ảnh hưởng, ám ảnh tâm lý nhất định. Nên mọi người hãy hạn chế xem phim kinh dị nếu đang gặp phải “Bệnh trầm cảm sau sinh” nheeee! Thiệt sự, nói hong phải giỡn mụi người. Vì những hình ảnh hành động mạnh mẽ sẽ làm gợi lên những cảm xúc lo lắng và tiêu cực của mọi người - làm cho tình trạng ngày tệ hơn).

( Đọc đến đây chúng ta cũng đã biết được trầm cảm sau sinh là 1 căn bệnh như thế nào? Và xảy ra với tỉ lệ (1:10) như thế nào? Hướng giải quyết nhanh nhất là gì? Tuy nhiên, còn cái dấu hiệu nữa mọi người, để em viết vài cái dấu hiệu cho mọi người tham khảo mới được! )



Những Dấu Hiệu Về - Trầm Cảm Sau Sinh.


Ban đầu, trầm cảm sau sinh có thể bị nhầm lẫn với hội chứng baby blues - nhưng các triệu chứng nghiêm trọng hơn và kéo dài hơn. Những điều này cuối cùng có thể cản trở khả năng chăm sóc em bé của bạn và xử lý các công việc hàng ngày khác. Các triệu chứng thường phát triển trong vài tuần đầu sau khi sinh. Nhưng chúng có thể bắt đầu sớm hơn — trong khi mang thai — hoặc muộn hơn — cho đến một năm sau khi sinh.

Các triệu chứng trầm cảm sau sinh có thể bao gồm:

Triệu chứng nhẹ ( thường gặp).

  • Tâm trạng chán nản hoặc thay đổi tâm trạng nghiêm trọng.
  • Khóc quá nhiều.
  • Khó liên kết với con mình.

Trầm cảm ( LÀ một bệnh rối loạn cảm xúc và tệ hơn cả buồn và lo lắng).

Chúng ta có thể cảm thấy thấp thỏm, không vui và luôn luôn rơi nước mắt. Chúng ta có thể cảm thấy tồi tệ hơn vào những thời điểm nhất định trong ngày, chẳng hạn như buổi sáng hoặc buổi tối.

Rút khỏi gia đình và bạn bè.


Chúng ta có thể không muốn nhìn thấy bạn bè và gia đình. Chúng có thể thấy khó đến các “nhóm hỗ trợ sau sinh - những cộng đồng này hiện chưa quá phổ biến tại Việt Nam” .

Chán ăn hoặc ăn nhiều hơn bình thường.


Chúng ta có thể chán ăn và quên ăn. Một vài “mẹ bỉm” sẽ ăn cho thoải mái và sau đó cảm thấy tồi tệ về việc tăng cân. ( Dzì mà dzậy bà !)😆

Không thể ngủ được, được gọi là mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.


Mặc dù rất mệt nhưng vẫn không thể nào ngủ được. Chúng ta có thể nằm thao thức lo lắng về mọi thứ hoặc thức dậy vào ban đêm ngay cả khi trẻ đang ngủ, hoặc có thể thức dậy rất sớm - trước khi trẻ thức dậy ( đòi ti).

Quá mệt mỏi hoặc mất năng lượng.


Tất cả các “mẹ bỉm lần đầu sinh con ” đều khá mệt mỏi. Trầm cảm có thể khiến chúng ta cảm thấy hoàn toàn kiệt sức và thiếu năng lượng.

*Ít hứng thú và niềm vui trong các hoạt động bạn từng thích.


Cảm thấy rằng chúng ta không thể tận hưởng hoặc quan tâm đến bất cứ điều gì. Chúng ta thậm chí có thể không thích ở bên con mình.

Khó chịu và tức giận giữ dội.


Chúng ta có thể cáu kỉnh hoặc tức giận với người thương (chồng/vợ), con mình hoặc những đứa trẻ khác.

Triệu chứng nặng.

  • Bồn chồn.
  • Suy nghĩ làm hại bản thân hoặc em bé của bạn.
  • Sợ rằng bạn không phải là một người mẹ tốt.

Vô vọng.

Chúng ta có thể cảm thấy rằng mọi thứ sẽ không bao giờ trở nên tốt hơn hoặc có thể nghĩ rằng cuộc sống không đáng sống. HAY thậm chí có thể tự hỏi liệu gia đình bạn sẽ tốt hơn nếu không có mình. 🤨😧

Cảm giác vô dụng, xấu hổ, tội lỗi hoặc kém cỏi.

Trầm cảm thay đổi suy nghĩ của chúng ta:

  • Chúng ta có thể có những suy nghĩ rất tiêu cực.
  • Có thể nghĩ rằng bạn không phải là một người mẹ tốt hoặc con của mình không muốn gần gũi và yêu thương mình.
  • Không yêu bản thân ( không ăn uống lành mạnh,.. và xuất hiện những thói quen xấu. )
  • Có thể cảm thấy tội lỗi vì cảm thấy "như thế này" hoặc "đây" là lỗi của bạn
  • Có thể mất tự tin.
    Có thể nghĩ rằng mình không thể đối phó với mọi thứ.

Giảm khả năng suy nghĩ rõ ràng, tập trung hoặc đưa ra quyết định.

Trầm cảm thay đổi suy nghĩ của chúng ta:

  • Chúng ta có thể có những suy nghĩ rất tiêu cực.
  • Có thể nghĩ rằng bạn không phải là một người mẹ tốt hoặc con của mình không muốn gần gũi và yêu thương mình.
  • Không yêu bản thân ( không ăn uống lành mạnh,.. và xuất hiện những thói quen xấu. ).
  • Có thể cảm thấy tội lỗi vì cảm thấy như thế này hoặc đây là lỗi của bạn.
  • Có thể mất tự tin.
  • Có thể nghĩ rằng mình không thể đối phó với mọi thứ.

Lo lắng nghiêm trọng và các cuộc tấn công hoảng loạn.

Hầu hết mẹ bỉm mới sinh đều lo lắng về sức khỏe của con mình ( dĩ nhiên gòi bà ). Nếu chúng ta có PND, sự lo lắng có thể “ngập tràn”. chúng ta có thể lo lắng rằng:

  • Trẻ bị bệnh nặng.
  • Trẻ không tăng đủ cân.
  • Không nơi nào đủ sạch và an toàn cho trẻ.
  • Trẻ khóc quá nhiều và mình không thể dỗ bé.
  • Trẻ quá im lặng và có thể đã ngừng t.h.ở.
  • Bản thân có thể làm hại trẻ.
  • Bản thân bị bệnh (về thể chất).
  • Bệnh “PND - trầm cảm sau sinh” của mình sẽ không bao giờ tốt hơn.
  • Chúng ta có thể lo lắng đến mức sợ phải ở một mình với trẻ.

Khi cảm thấy lo lắng, chúng ta có thể có một số điều sau đây:

  • Tim đập nhanh ( nhịp tim nhanh)
  • Tim đập kình kịch - ủa thình thịch 😂
  • Hết hơi.
  • Đổ mồ hôi ( tay, chân,...).
  • Sợ rằng mình có thể bị đau tim hoặc suy sụp.

Ý nghĩ lặp đi lặp lại về cái chết hoặc tự tử.

Nếu có suy nghĩ về việc làm hại bản thân, chúng ta nên nhờ bác sĩ giúp đỡ. Nếu rất muốn tự làm hại mình, hãy tìm kiếm sự trợ giúp khẩn cấp. ( từ chồng hoặc vợ, hoặc bác sĩ tâm lý.) - Sự quan tâm không bao giờ là đủ đối với gia đình -


Nhận biết "trầm cảm sau Sinh" đúng.

Điều đầu tiên là nhận ra mọi người đã mắc bệnh trầm cảm ( thông những dấu hiệu đã được kể trên). Hãy đừng coi đó là 'baby blues'. Đừng cho rằng “cảm giác như thế này” khi đối phó với em bé là bình thường.

Có rất nhiều lý do khiến phụ nữ trì hoãn việc tìm kiếm sự giúp đỡ, như:

  • Không nhận ra được đúng sai. ( ý là không nghĩ là mình bị PND đó mọi người).

  • Lo lắng về những gì người khác nghĩ.

  • Cảm thấy xấu hổ khi thừa nhận rằng mình không thích làm mẹ.

Một số người mẹ lo lắng rằng con mình sẽ bị bắt đi. Trên thực tế, các bác sĩ và người thăm khám sức khỏe muốn chúng ta nhận được sự chăm sóc - mà mọi người cần để có thể chăm sóc trẻ.

Hiện nay, mọi người cũng đã nhận thức rõ hơn về trầm cảm nói chung. Điều này có nghĩa là PND - là một căn bệnh rất đáng quan tâm.

Các bác sĩ, nữ hộ sinh và những người thăm khám sức khỏe thường hỏi các bà mẹ mới sinh về sức khỏe tinh thần của họ. Họ có thể yêu cầu bạn điền vào bảng câu hỏi hoặc hỏi những câu hỏi sau:

  • Trong tháng vừa qua, bạn có bị làm phiền bởi cảm giác xuống tinh thần, chán nản hay tuyệt vọng không?

  • Trong tháng vừa qua, bạn có cảm thấy khó chịu vì ít quan tâm đến niềm vui hoặc công việc không?

  • Đây có phải là điều bạn cảm thấy cần hoặc muốn được giúp đỡ không?

Điều quan trọng là mọi người phải trả lời những câu hỏi này một cách trung thực để bạn có thể được giúp đỡ nếu cần. Nếu câu trả lời của bạn cho thấy bạn có thể bị PND, bạn nên gặp bác sĩ đa khoa của mình. Bác sĩ gia đình của bạn sẽ cần đặt thêm câu hỏi để xác nhận chẩn đoán.


 Những câu "?" về "pND - trầm cảm sau sinh"

Trầm Cảm Sau Sinh Ảnh Hưởng Như Thế Nào Về “Cảm Nhận Của “người mẹ” Về Con Mình”?

  • Mọi người có thể cảm thấy tội lỗi vì không cảm thấy như mong đợi. ( là cực hơn tưởng tượng é mọi người!)

  • Có thể hoặc không thể yêu em bé của mình.

  • Có thể không cảm thấy gần gũi với con.

  • Có thể cảm thấy khó khăn để biết con bạn đang cảm thấy gì, hoặc con bạn cần gì.

  • Có thể bực bội với em bé hoặc đổ lỗi cho em bé về cách bạn cảm nhận.

  • Có thể cảm thấy như thể bạn đang bỏ lỡ thiên chức làm mẹ.

Không phải ai cũng bị trầm cảm sau khi sinh con sao?

Có con là thời điểm có nhiều thay đổi lớn. Người ta thường cảm thấy nhiều cảm xúc khác nhau. Tuy không phải ai cũng mắc bệnh trầm cảm. Như mọi người đã đọc ở phần I - với tỉ lệ 1:10, cứ 10 mẹ bỉm sau sinh sẽ có thể có 1 mum bị bệnh trầm cảm sau sinh.

Hơn một nửa số bà mẹ mới sinh sẽ trải qua 'Baby Blues'. Điều này thường bắt đầu từ 3 đến 4 ngày sau khi sinh. Mọi người có thể có tâm trạng thất thường hay có thể bật khóc dễ dàng. Đôi khi cũng có thể cảm thấy cáu kỉnh, thấp thỏm và lo lắng và phản ứng thái quá với mọi thứ. Và baby Blues thường dừng lại khi em bé của bạn được khoảng 10 ngày tuổi. Mẹ bỉm bị baby blues không cần điều trị. Nếu nó tiếp tục trong hơn 2 tuần, hãy báo cho người thăm khám sức khỏe hoặc bác sĩ gia đình của bạn. Họ có thể kiểm tra xem bạn có PND hay không.

Điều gì gây ra PND?

Nhiều nguyên nhân có thể gây ra PND đã được đề xuất. Có lẽ không có lý do duy nhất, nhưng một số căng thẳng khác nhau có thể cộng lại để gây ra nó. ( dậy nên bác sĩ mới gọi là chẩn đoán đó mọi người - bác sĩ càng giỏi chẩn đoán bệnh càng chính xác. Sẵn vụ chẩn đoán bệnh, kể mọi người chuyện dân gian nèe hehehe. Chuyện này em nghe kể từ các mẹ các dì é. Chuyện là dzầy nè - là á hả, hòi xưa có mấy cái vụ chơi bùa khmer é. Mà mấy người này hay lém, ai mà bệnh cái chi cũng biết hết lun - không cần mọi người hỏi họ tự nói lun, ùm ghia dzậy đó. Dzới lại, ai mà hỏi họ - họ cho “thuốc” uống là hết bệnh lun, mà uống một lần là si mê, là giềng, là phải tìm họ để đưa “thuốc”. Hong có là bệnh tái phát nữa. QUÁ TRỜI QUÁ ĐẤT thiệt á trớ. Nhiều lúc em cũng hong tin, nhưng mà “tâm linh” mà mọi người, có đức phật thì phải có ma vương chớ!  Ở  Mỹ gọi là truyền thuyết đô thị, ở Việt Nam mình gọi là truyền thuyết rừng sâu ~ hehehe.)


Chúng ta có nhiều khả năng bị PND hơn nếu có:

  • Các vấn đề sức khỏe tinh thần trước đây ( giống như bệnh nền é mụi ngừ), bao gồm trầm cảm.
  • Trầm cảm hoặc lo lắng khi mang thai
  • Hỗ trợ kém từ đối tác, gia đình hoặc bạn bè – hoặc những khó khăn trong hôn nhân.
  • Một sự kiện căng thẳng gần đây - ví dụ như cái chết của một người thân thiết với bạn, mối quan hệ kết thúc, mất việc làm.
  • Bị bạo lực gia đình hoặc lạm dụng trước đó
  • Đến một quốc gia phát triển với tư cách là người tị nạn hoặc xin tị nạn. ( đây là trường hợp hiếm gặp tại nước ta).

Có thể có nguyên nhân thực thể khiến mọi người bị trầm cảm, chẳng hạn như tuyến giáp hoạt động kém hoặc lượng vitamin B12 thấp - Đây có thể dễ dàng điều trị.

PND có thể bắt đầu mà không có lý do rõ ràng, không có bất kỳ nguyên nhân nào trong số này. Cũng có những vấn đề này không có nghĩa là bạn chắc chắn sẽ có PND.

Trầm cảm sau sinh có thể được ngăn chặn?

Một số biện pháp can thiệp đã được chứng minh là ngăn ngừa Trầm cảm sau sinh. Bao gồm:

  • Hỗ trợ qua điện thoại từ những phụ nữ khác bị Trầm cảm sau sinh ( hay còn gọi dân gian là bà tám online để đỡ căng thẳng é mụi ngừ).
  • Các chuyên gia y tế thăm khám tại nhà.
  • Tâm lý trị liệu giữa các cá nhân. 
  • Trị liệu hành vi nhận thức.

Hiện chưa có đủ nghiên cứu để làm rõ liệu thuốc chống trầm cảm có ngăn ngừa trầm cảm hay không.🤨

Sau đây là những gợi ý có thể giúp mọi người khỏe mạnh:

  • Đừng cố gắng trở thành 'nữ siêu nhân'. Cố gắng làm ít hơn và đảm bảo rằng bạn không quá mệt mỏi.

  • Kết bạn với những “mẹ bỉm” khác đang mang thai hoặc mới sinh con. Có thể khó kết bạn mới hơn nếu bạn nhận được PND.

  • Hãy tìm một người mà bạn có thể nói chuyện cùng. Nếu không có bạn thân, bạn có thể tìm sự hỗ trợ thông qua gia đình hoặc cộng đồng mẹ và bé.

  • Học lớp tiền sản. Nếu mọi người có một đối tác ( chồng hoặc bạn bè), hãy đưa họ đi cùng. 

  • Đừng ngừng thuốc chống trầm cảm khi mang thai mà không có lời khuyên. Bạn có nhiều khả năng tái nghiện hơn nếu bạn đã từng bị trầm cảm nặng, một vài đợt hoặc một đợt gần đây. Mọi người cần thảo luận về những rủi ro và lợi ích của việc tiếp tục điều trị trong thời kỳ mang thai và cho con bú với bác sĩ đa khoa hoặc bác sĩ tâm lý ( thần) của mọi người.

  • Hãy giữ liên lạc với bác sĩ đa khoa và người thăm khám sức khỏe của mọi người nếu đã từng bị trầm cảm trước đó. Bất kỳ dấu hiệu trầm cảm nào trong thai kỳ hoặc PND đều có thể được nhận biết sớm. ( nghĩa là để bác sĩ chẩn đoán bệnh cho chúng ta một cách sớm nhất, nếu mọi người cảm thấy mình bị bệnh PND - Trầm cảm sau sinh. ) 

  • Hãy đảm bảo rằng mọi người được điều trị chứng trầm cảm trong thai kỳ. Đây có thể là một liệu pháp nói chuyện, hoặc thuốc ( do bác sĩ kê đơn).

  • Hãy chấp nhận lời đề nghị giúp đỡ từ bạn bè và gia đình.

  • Hãy nói cho người khác biết bạn đang cảm thấy như thế nào. Bạn có thể ngạc nhiên khi biết bao nhiêu người cũng cảm thấy hoặc đã từng cảm thấy như vậy.

  • Hãy lập một “Kế hoạch an sinh hay sau sinh” - điều này giúp bạn bắt đầu nghĩ về những hỗ trợ mà bạn có thể cần trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh.


 Đến đây bài viết đã hết!

Xin cám ơn mọi người đã xem qua bài viết của ngày hôm nay! Chúc mụi người có mụt ngày an lành nheee!

( Nguồn tham khỏa: 1& 3 ).


😊Like, Share  Donate Choo blog Điii... Ngừ ơiiii ~ 💗

ZaloPay ví điện tử quốc dân tại Việt Nam giúp bạn chuyển tiền miễn phí và thanh toán các tiện ích, dịch vụ chỉ với vài chạm đơn giản. Đặc biệt, bạn có thể thao tác ngay trên ứng dụng ZaloPay hoặc ứng dụng Zalo. Đơn giản – nhanh chóng – thuận tiện – an toàn!

· Khuyến mãi cho "Người mới": Liên kết ngân hàng nhận combo voucher 1.000.000đ*

 Tải FREE - Không Mất Phí!

Hidden Content

 Để lại bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}