Phần 2 - Ba mẹ có thể làm gì để hỗ trợ tình bạn của trẻ?

Những năm tuổi học trò ( từ lớp 1)

tinhban

Những năm tuổi học trò là khoảng thời gian mà chúng ta thường nghĩ rằng trẻ đã tự lập hơn và “ cần tự mình quyết định cho những vấn đề của mình - rõ hơn ở đây.. đó chính là những vấn đề về tình bạn.

Nên mấy đứa nhỏ sẽ hay chọn cách giải quyết “những vấn đề về tình bạn” này một mình mà không có sự giúp đỡ hay tư vấn của gia đình. Nhưng, mụi ngừ cũng có thể hiểu được là - rất khó để ai đó có thể hiểu và biết được như thế nào là một tình bạn tốt? Nếu như không có được “một hình mẫu lý tưởng về tình bạn lành mạnh” hay sự giải thích cụ thể từ gia đình.

Tóm tắt 2 đoạn trên theo một cách khác: dữ dội hơn~

Vì ba mẹ thường hay nghĩ con mình vẫn sẽ có thể tự “xoay sở” được các vấn đề thường hay xảy ra với các bạn bè trên lớp. Nên, sẽ ít khi hỏi thăm con với những câu hỏi ( chỉ có trong văn viết ) như: “Bạn bè con dạo này như thế nào? Có còn hay chơi chung nữa không? Bạn bè trong lớp có hòa hợp không?... Thế nên, trẻ cũng ít khi tâm sự những câu truyện ( sóng gió hoàng cung - hỷ nộ ái ố, đồ đóa~ ) về bạn bè của mình cho ba mẹ nghe. Mà thay vào đó là tự mình chịu đựng, âm thầm và lặng lẽ giải quyết có một mình ên à. Nhưng nếu giải quyết êm xuôi thì không sao, lỡ như ẻm làm "phật ý" - không đúng ý của bạn bè thì sao? Thì chắc chắn sẽ bị “hội dương quý phi” cùng “tổng lãnh ma ma” cấu kết mà đài dzô lãnh cung~ chịu oan ức trong cả…một…năm… học…😭 ( nói chứ quan trọng là có tội thì phải biết nhận tội, hong có sao hết hehe). Chuyện là dzậy đó mọi ngừ 😼

 Đường thương đau đầy ải nhân gian~

 Ai chữa qua chữa phởi là ngừ ~

Giúp trẻ cải thiện những kỹ năng xã hội của chính mình:

  • Nếu trẻ nhút nhát. Trẻ sẽ cần được học cách bình tĩnh và tránh phản ứng trước xung đột của bạn bè bằng sự sợ hãi, lo lắng và tự làm cho bản thân mình ngày càng cô lập. Hãy cố gắng trò chuyện với trẻ những gì diễn ra trên lớp học ( nếu trẻ “chảy nước mắt”, hãy xem xét việc chuyển lớp và sau đó giúp trẻ làm quen với những người bạn mới, những người bạn mà trẻ thích và hay chơi cùng )
  • Nếu trẻ mắc phải chứng tăng động giảm chú ý* , trẻ cần được chỉ dẫn cách làm sao để chậm lại hơn trong cuộc sống ( để sống chậm lại). Bằng những bài tập thiền, hoặc tập viết ra những suy nghĩ ( viết nhật ký), hay nói chậm lại ( nói những điều dễ hiểu và không lạc đề với bạn bè) và hãy suy nghĩ kỹ lưỡng trước làm một việc gì đó. Những việc này không những tốt cho bạn bè của trẻ, mà còn tốt cho trẻ nữa ( chứ hong, đang học mà hai ẻm nói như cái máy, thì thế nào cũng dô sổ đầu bài à nhen hehehe)
  • Những trẻ “rất năng động về thể chất” sẽ cần chỉ dẫn để tránh làm tổn thương bạn bè khi tức giận hoặc thất vọng ( Hở tí là dzỗ vai, hở tí là đập bàn, hở tí là đánh người ta đồ đó! Xấu lắm nheeeee )
  • Và nếu trẻ lớn lên trong một “gia đình có nhiều sự tức giận” hoặc đã từng trải qua và chứng kiến những cuộc bạo lực thể xác ( hay còn gọi là bạo lực gia đình). Trẻ sẽ cần được chỉ cách để làm chậm lại những phản ứng về cảm xúc và của cơ thể trước những mối đe dọa. ( Hoặc có thể nói là được chỉ cách để không bị mất kiểm sự kiểm soát của bản thân ( vd như: . Vì, những đứa trẻ sống trong môi trường có “b.ạ.o l.ự.c gia đình” thường sẽ rất dễ nóng giận hơn so với trẻ bình thường và dễ mất kiểm soát bản thân về lời nói và hành động của mình - do bị ảnh hưởng xấu từ gia đình. Vì vậy, em nghĩ rằng nếu trẻ bị mắc phải tình huống xấu này thì … việc người lớn nhìn lại bản thân mình là một điều cần thiết.

Giúp trẻ tương tác với xã hội tốt hơn.

Những cuộc trò chuyện và tương tác có thể dễ dàng hơn nếu trẻ có một đội nhóm cùng chung sở thích hoặc hoạt động chung vì một mục tiêu nào đó. Dưới đây là những cách gia đinh có thể giúp trẻ tương tác với xã hội tốt hơn:

  • Khuyến khích hoặc cùng trẻ trẻ đi đăng ký và tham gia các môn thể thao ( như cầu lông, bóng rổ, bóng chuyền, cardio, chơi quần vợt - đánh tennis, đi bơi…) hay những hoạt động có sự tham gia của bạn bè đồng trang lứa ( như tham gia các “hoạt động môi trường xanh” - đi tuyên truyền hoặc tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường đóa mọi người!  ). Trong trường hợp trẻ không hợp tác, ba mẹ hãy tạo mọi điều kiện có thể để giúp trẻ một lần nữa có thể “bước đi và cởi mở” với môi trường bên ngoài hơn. Việc tạo điều kiện không không phải là sự ép buộc đâu mọi người ơi, mà đó chỉ đơn giản là chỉ và giúp cho trẻ hiểu được lợi ích và tác hại của những môn thể thao hoặc các hoạt động mà gia đình muốn giới thiệu cho trẻ mà thôi!
  • Làm quen hoặc giữ liên lạc với gia đình bạn của con. Việc này cho phép đám trẻ làm quen với nhau dễ dàng hơn và giảm đi áp lực khi gặp gỡ với gia đình của bạn. 

Ngoài ra, gia đình cũng có thể hỗ       trợ tình bạn của trẻ, như thế này:

1

Luôn luôn sẵn lòng đón chào bạn bè của con khi đến nhà.

Luôn luôn sẵn lòng đón chào bạn bè của con khi đến nhà. Nếu - tôn trọng sự riêng tư (không tò mò) và không ồn ào, là giá trị cốt lõi khi đến nhà - của ba mẹ ( cái này iem chỉ lấy vd thui mọi người nha, vì mỗi gia đình điều có quy tắc riêng mỗi khi khách đến nhà ), hãy chắc chắn bạn bè của con có thể đáp ứng được các quy tắc này. Nếu có một người bạn của con, mà gia đình không thể quản lý được - điều này sẽ cung cấp những thông tin quan trọng về những gì trẻ đang gặp phải khi chơi cùng với đứa bé này, và liệu gia đình có cần hỗ trợ và chuyển hướng “tình đồng chí” này của con không ( Thật sự ra đôi lúc ai cũng sẽ có cái nhìn sai NHƯNG đôi khi trực giác của ba mẹ sẽ luôn luôn chính xác ở một trường hợp nào đó - điều đơn giản là vì ba mẹ đã từng trải qua và biết được cái nào là nên đối với con mình. “ Tui nhìn một cái là tui biết liền đồ đó kkkkkkkk” )

2

Nếu có bất kỳ cơ hội nào để có thể tham gia các sự kiện thể thao hay hoạt động ( được mời tham dự của trường - hong mời sao đi trời... sớ~ ) tại trường của con, HÃY THAM GIA.

Một vài trẻ vị thành niên có thể yêu cầu sự có góp mặt của gia đình nhưng điều này có thể làm “mấy ẻm cảm thấy xấu hổ” ( xấu hổ, xấu cọp gì mi. Trường mời thì gia đình của bạn mi ai mà hông đi hahaha - nhưng mà cái này chắc chỉ có trong phim, phim “Wednesday”). Trong những trường hợp trẻ bị xấu hổ như này thì đôi khi trẻ có thể phớt lờ chúng ta và quên mất “sự hiện diện tối cao” của ba mẹ. Hehe trong trường hợp này, mọi người sẽ dễ có cơ hội thấy trẻ hoạt động và sinh hoạt cùng với bạn bè như thế nào? ( để dễ chấm điểm nội tâm chớ chi). Như vậy, việc biết được trẻ có hòa đồng, thân thiện hay nhút nhát hay không? Nếu có thì gia đình sẽ dễ phát hiện - giúp dễ trò chuyện, thấu hiểu và dễ giúp trẻ trong vấn đề “tình bạn” hơn nữa! ( Nói chứ con thì ai mà hong thương, thấy nó ngồi một cục, lủi thủi một mình hỏng ai chơi, hỏng ai trò truyện, thì ai mà hỏng buồn? Nếu nó tốt mà hong ai chơi thì dzìa nhà có ba mẹ rồi khỏi lo. Còn nếu con mình mà nó trái tính trái nết quá thì “để mị nói cho mà nghe” rồi sữa lại từ từ, trên đời này có biết bao nhiêu là con người, nếu hong phải do người ta thì là do con - con phải tự mình sữa, sữa xong găp bạn nào có “chung tần số” thì làm quen hehe! khoải lo nhe con. Gòi hết, đến phần tiếp theo thôi ~ )

3

...đừng khuyến khích việc trẻ nhắn tin với bạn bè hoặc sử dụng điện thoại, trước khi trẻ bắt buộc phải giữ liên lạc với bạn bè ( trong lớp hoặc bạn ở xa)...

Với chức vị ( nghe giống ông tướng quá kkk) là ba mẹ trong gia đình, đã và đang có một phần nào đó để đóng góp cho xã hội ( như có tiền để mua sữa cho mi uống, nấu cơm cho “mầm non đất nước” ăn hàng ngày, v.v). Chúng ta hãy đừng khuyến khích việc trẻ nhắn tin với bạn bè hoặc sử dụng điện thoại, trước khi trẻ bắt buộc phải giữ liên lạc với bạn bè ( trong lớp hoặc bạn ở xa). Điều này không phải là vì chúng ta quá khó khăn trong việc giải trí của con ( Mọi người có thể thử nói với con rằng: “ Thay vì nhắn tin nói chuyện “xà lơ” với bạn bè trên chiếc điện thoại nhỏ xíu, thì sao con không thử tự học những điều con thích như: đánh đàn, hát, múa, vẽ tranh, học một ngôn ngữ khác,... để giúp cho bản thân có những kỹ năng, những giá trị có thể giúp cho mọi người và cả cho mình( khi cần thiết!). Ngoài ra, nếu thực sự cần chia sẻ với bạn bè của con, con có thể gặp và trò chuyện trực tiếp ở ngoài, dzui hơn nói chuyện trên điện thoại nhiềuuuuu! “ ) . Các thiết bị điện tử nên hạn chế, khi gia đình cùng đi ăn uống ,đi chơi với nhau (bao gồm cả cha mẹ). Mặc dù bạn bè rất quan trọng, nhưng hãy sớm nhấn mạnh rằng thời gian đình cũng vậy à nhen.

4

...“người bạn tốt nhất”...

Độ tuổi đi học là thời gian mà trẻ sẽ tự mình xác định đâu là “người bạn tốt nhất” của mình ( một chén rượu thề trọn đời trọn kiếp đồ đó hay “Ta và huynh tuy không sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm, nhưng nguyện được c.h.ế.t cùng ngày cùng tháng cùng năm" đồ đóa~ À mà thôi ở nhà có rồi đó mi hehehe ). Đây có thể là một dấu hiệu hữu ích, vì những người bạn ( hay đôi bạn) cùng tiến này sẽ cùng nhau đón nhận và vượt qua những thử thách, hay cùng nhau trao đổi ý tưởng sáng tạo hoặc những bài học mà mình học được với nhau. Không những vậy việc làm quen với gia đình ( của những người bạn thân nhất của con ) cũng sẽ rất tốt. Chúng ta có thể giúp con quyết định khi nào tình bạn đang giúp con đón nhận những thử thách mới giúp phát triển bản thân, và khi nào một đứa bé nào đó cảm thấy áp lực khi phải trở thành người bạn thân nhất của con mình, trong khi loại trừ những người bạn khác ( Cái này giống như là: Cậu làm bạn thân của tui đi, tui nghỉ chơi dzới nhỏ kia để cho cậu làm bạn thân của tui á! TRỜI ơi~ có ép buộc quá hong dzậy bà! sao cái nết bà ngộ nghĩnh nhỉ! Là dzậy đó mọi ngừ). Ngoài ra việc có được “người bạn tri kỷ” sẽ giúp trẻ làm quen với “một thử thách suốt đời”, đó là làm thế nào để cân bằng thời gian với gia đình, “bạn tri kỷ”, và các mối quan hệ xung quanh.

5

...hãy nói với trẻ rằng: những mối quan hệ tốt là những mối quan hệ mà ngoài gia đình, có thể giúp con hiểu được thế nào là sự đồng cảm ( không phải là sự bắt buộc...

Mọi người hãy nói với trẻ rằng: những mối quan hệ tốt là những mối quan hệ mà ngoài gia đình, có thể giúp con hiểu được thế nào là sự đồng cảm ( không phải là sự bắt buộc phải đồng cảm! Mi phải hiểu là tau như thế này, như nọ, như thế lọ, như thế chai dzô… ừm…). Chúng ta có thể giúp trẻ xác định cảm giác của mình, khi một mối quan hệ nào đó tạo cho trẻ cảm giác thất vọng. Và vô vàng những cảm xúc khác chẳng hạn như: bị từ chối, tức giận, tổn thương hoặc buồn bã RỒI SAU ĐÓ chú ý tới những tương tác xã hội ( những mối quan hệ bạn bè ) lớn hơn. Chúng ta hãy giúp trẻ biết rằng chỉ nên hành động sau khi “ẻm” đã hiểu được nguồn gốc và xác định được cảm xúc của chính mình. Việc giúp trẻ xác định cảm xúc của mình thật sự rất quan trọng. Em lấy ví dụ cho một tình huống, “Vào một ngày không đẹp trời, đẹp đất nào đó trẻ bị bạn bè hắt hủi hay làm cho mình có cảm giác không được thoải mái trong lòng và thất vọng, nhưng trẻ nghĩ đây chỉ là một việc bình thường và chắc là do mình nên mối quan hệ này mới trở nên “nhạt nhẽo” ủa “nhạt nhòa” như vậy. Trong trường hợp này mọi người hãy cùng con ngồi xuống, hết sức đồng cảm và tìm cách giúp cho trẻ cách xác định rõ - cái cảm giác thất vọng, không thoải mái này này là do con hay do mối quan hệ kia đem lại, con phải kể lại chính xác những truyện đã xảy ra cho ba me nghe, rồi cùng phân tích đúng sai một cách công bằng, không nên nghiêng về một phía nào cả. Nếu cảm xúc đó con cảm nhận là từ do con gây ra thì con hãy tìm cách xin lỗi hoặc tách nhau ra một khoảng thời gian, nếu trái tim và não con cảm thấy phù hợp thì cùng nhau đi tiếp, còn nếu không thì ta buông tay. NHƯNG mấu chốt ở đây còn phải dựa vào “sự tinh tường - sự để ý” của gia đình mỗi khi trẻ có dấu hiệu bất thường hay buồn bã. Chúng ta phải chịu khó hỏi chuyện của trẻ, vì mấy đứa nhỏ “già đời” này sẽ ít khi tâm sự thật lòng với chúng ta lắm ( mà hoi! khỏi, tui nhìn là tui biết liền khỏi noái! Hé. Đây không phải ba mẹ tò mò chuyện đời tư - riêng tư - cá nhân của con, con có thể tâm sự hoặc không, nhưng trước hết con phải biết, lúc nào ba mẹ cũng nghe mi nói hết á! Chuyện chi trên thế giới này mà tau chưa từng nghe! hhhhhh )

6

Học cách “lắng nghe” khi trò chuyện.

Học cách “lắng nghe” khi trò chuyện. Cả trẻ em và người lớn điều cần phải học cách lắng nghe khi trò chuyện. ĐỂ THỰC HÀNH mọi người có thể chỉ trẻ thỏa thuận với các bạn như sau: Mỗi người hãy cho nhau 3- 4 phút lắng nghe và nói, sau khi hết thời gian 3- 4 phút sẽ tới vòng của bạn khác. ( Cách này iem đọc được trong quyển sách gì mà em quên mất gòi hehe! Việc này tương tự như câu “người nói phải có người nghe” mà hong nghe thì thôi dzị é kkkk)

7

Hãy nói với trẻ rằng: Người bạn tốt là người có khả năng giúp con hồi phục năng lượng rất nhanh

Hãy nói với trẻ rằng: Người bạn tốt là người có khả năng giúp con hồi phục năng lượng rất nhanh - năng lượng ở đây em muốn nói đến đó là sức khỏe tinh thần đó mọi người. Khi trẻ chọn nói chuyện với bạn của mình ( thay vì chia sẻ với gia đình) về các vấn đề hoặc bất cứ điều gì làm cho trẻ gặp khó khăn, hoặc khó chịu, đó là dấu hiệu của một người bạn mà trẻ rất tin cậy ( nhưng chưa hẳn là tốt đâu nhoa~). Tuy nhiên, việc chia sẻ này sẽ gặp nhiều vấn đề nếu trẻ chọn nhầm một ai đó để trò chuyện. Đồng nghĩa với việc người bạn này không thể thấu hiểu câu chuyện của trẻ, trái lại còn có thể “bình luận” những ý kiến không tích cực - làm cho cảm xúc của trẻ ngày càng tệ hơn. Vì vậy, chúng ta có thể nói với trẻ đơn giản rằng - người bạn có thể giúp con, đó là người bạn người bạn biết lắng nghe, thấu hiểu và không nói gì cả - là ngồi im ru nghe nói nóa nói á! ( vì đâu ai rảnh mà nghe mi hót líu lo mỗi ngày về câu chuyện cuộc sống của mi đâu mi ơi!). Người bạn biết lắng nghe mình rất hiếm, nhưng không phải là không có, ĐIỀU QUAN TRỌNG là làm sao để trẻ có thể tự mình giải quyết được những vấn đề này sau khi đã tìm bạn trò chuyện bầu tâm sự, trò chuyện thui nhen - chút bầu tâm sự lên người ta là ngừ ta quýnh cho à kkk, ai biểu tự nhiên khi không bực tức dzới người ta làm chi kkkkk.

8

Hãy nói với trẻ rằng: biết cách giữ gìn tình bạn và làm việc cùng bạn bè là điều thông minh.

Điều này giúp trẻ học cách tránh khỏi các cuộc cãi vã (thường chỉ dẫn đến thêm cãi vã), giữ được lòng tự trọng vì đã đương đầu (đứng ra đối mặt) với vấn đề mà mình đang gặp phải ( vỗ tay, vỗ tay, hehehe), quan trọng nhất là duy trì những mối quan hệ bạn bè ý nghĩa. Kỹ năng biết “giữ gìn tình bạn” qua những thăng trầm là một kỹ năng vô cùng quan trọng, vì kỹ năng này sẽ giúp trẻ biết cách làm thế nào để giữ cho mình và một mối quan hệ nào đó duy trì cân bằng ( bao gồm gồm cả mối quan hệ tình cảm).

Những năm niên thiếu - tuổi từ 10 trở lên đóa mọi người!

Có nhiều vấn đề hiện nay, mà không ít các thanh thiếu niên gặp phải đó là những dấu hiệu đại diện cho sự trưởng thành ( hay còn gọi là những dấu hiệu “xuân đa kiết khánh, hạ bảo bình an” báo hiệu rằng tụi tui nay đã sẵn sàng để được coi là một thanh niên chín chắn và trưởng thành gòi đó 😤). Và những những dấu hiệu này cũng chính là những báo hiệu cho gia đình rằng: “ Đã đến lúc trang bị cho trẻ những chiếc khiên chống ảnh hưởng tiêu cực từ bạn bè rồi đây!” - khiên là phải tự mình cầm lấy, bảo vệ mình và xông lênnnnn chiến đấu với những " cám dỗ tuổi trẻ".

*Xuân đa kiết khánh (cây mai vàng), hạ bảo bình an (cây trúc xanh):

Đây chỉ là câu chúc tết được thêm vào trong bài viết cho dzui thui mọi người ơi! Ý nghĩa đầy đủ của câu chúc này là: ( ý thứ 1) Khi mùa xuân có hoa mai nở ra 5 cánh đầy đủ, báo hiệu Xuân về. Ý nghĩa của câu này nói tới sự sang trọng và thanh cao giống như hoa Mai đã vượt gian khó của mùa hè và cái lạnh lẽo của mùa Đông. Ý thứ 2 của câu chúc, muốn nói về cây trúc - cây trúc là cây có dáng thẳng ( ý chỉ người ngay thẳng, chính trực), rễ chùm chùm ăn sâu vào đất nên sẽ chịu được giông bão, chịu được những vùng đất khô hạn, cằn cỗi ( ý chỉ sức sống mạnh mẽ chịu khó vươn lên). Tóm tắt: Chúc bạn mùa xuân như hoa mai sau khi trải qua mùa hạ, thu, đông đầy đủ nắng gió, lại một lần nữa đón chào mùa xuân mà nở hoa tươi thắm ( buồn nào nào mà buồn hong tạnh! ủa, mưa nào mà mua hong tạnh bà! dzui dzẻ, dzui dzẻ). Xin chúc bạn như thân trúc, rễ trúc - không ngại khó ngại khổ, bình an và vô tư kể cả trong những lúc khó khăn, giông tố của cuộc đời.

Vì vậy, ở đây, gia đình không nên đổ lỗi cho “người bạn khó quên của mình từ khi sinh ra đó là đỗ thừa”. Đúng là phần lớn những rủi ro của sức khỏe như thuốc lá, rượu bia, béo phì, thậm chí là các chất gây nghiện nặng ( …) và các bệnh truyền nhiễm lây qua đường t.ì.n.h d.ụ.c (...), ĐIỀU bắt đầu ở tuổi vị thành niên* và có sự hiện diện của bạn bè. Vì vậy, việc gia đình lo lắng về những khía cạnh tiêu cực tiềm tàng từ ảnh hưởng của bạn bè là điều dễ hiểu và là một phản ứng tâm lý rất thông thường.

*Độ tuổi vị thành niên:

Theo tổ chức y tế thế giới - WHO độ tuổi vị thành niên là độ tuổi từ 10 -16 tuổi, vì ngoài tổ chức này ra chưa ai quy định độ tuổi vị thành niên là từ bao nhiêu tuổi hết trơn kkk.

TUY NHIÊN, “tuổi vị thành niên”“có sự hiện diện của bạn bè” CHỈ LÀ một phần làm cho trẻ bị lạc lối, thu hút và cám dỗ trước khi tự biến mình trở thành một “thiên thần sa ngã”. Và câu hỏi cuối cùng đặt ra đó là - Những từ như: dấu hiệu đại diện cho sự trưởng thành, chiếc khiên, tuổi vị thành niên, có sự hiện diện của bạn bè,... THÌ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC làm thế nào để ba mẹ có thể hỗ trợ tình bạn của trẻ?

Vâng, iem~ xin đảm bảo là cóa, và có liên quan rất nhiều. VIỆC nhận thấy được dấu hiệu “ trẻ trâu, già trước tuổi của con 😚” ỦA hong, mà phải là “dấu hiệu đại diện cho sự trưởng thành 😁” của con sẽ giúp gia đình kịp thời và sớm mặc giáp trao khiêng cho trẻ để tự mình bảo vệ và chiến đấu với với cặp đôi “ tuổi vị thành niên”“có mặt của bạn bè” hay còn gọi là “những khía cạnh tiêu cực tiềm tàng từ ảnh hưởng của bạn bè”  VÀ LÀM CHO CÁC RỦI RO VỀ SỨC KHỎE ( rựu bia, thuốc lá,..) không thể xuất hiện trên trẻ. Từ đó giúp trẻ tìm được những người bạn tốt có thể cùng bảo vệ và giúp đỡ nhau. Vì trong khoảng thời gian này sức mạnh con biết rồi! của tre rất to lớn nên đôi khi gia đình sẽ khó có cơ hội trò chuyện với con và kịp thời khuyên ngăn. ( Tóm lại - "tình bạn" không có lỗi, lỗi là do chúng ta đã chọn sai hoặc tin tưởng nhầm người, hoặc tự mình không biết đâu là đúng sai. )

Trẻ em ở các độ tuổi khác nhau cần được hỗ trợ khác nhau.🤔

Điều đầu tiên, cũng là điều quan trọng nhất - đó là biết được khi trẻ đang ở trong giai đoạn yếu nhất về mặt cảm xúc ( hay có thể gọi là giai đoạn nhạy cảm về mặt cảm xúc nhất - thường hay thay đổi thất thường ).tuổi vị thành niên, trẻ thường dễ bị ảnh hưởng và nghe theo ý kiến bởi một nhóm bạn nào đó mà trẻ cho là đúng. Và giai đoạn này thường xảy ra khi trẻ ở độ tuổi 11- 13 hoặc từ 13-15 - ngoài ra một số trẻ cũng sẽ trải qua giai đoạn này nhưng ở một độ tuổi khác, trễ hơn hoặc sớm hơn. Cho nên chúng ta mới nói rằng: việc xác định “cột mốc cảm xúc này của con” so với sự phát triển của bạn bè là điều quan trọng. ( vì biết được mới dễ thấu hiểu được, dễ khuyên ngăn được. )

Trong trường (trung học cơ sở ), bạn bè và “tình bạn” có thể thay đổi. Một người bạn từng thích chơi búp bê sẽ quyết định rằng việc chơi như vậy là trẻ con và muốn sử dụng iPad để nhắn tin với người khác. Một nhóm bạn nam từng chơi đá banh cả ngày giờ chỉ chọn ở trong nhà và chơi trò chơi điện tử.

Biết về nhóm bạn của con và hiểu rằng việc phù hợp để tham gia vào nhóm đó có thể tạo cho trẻ một “vai trò nhất định” ( sao mè nghe giống nhóm ba cô gái hay xuất hiện trong mấy bộ phim quá dzị tròi ). Lấy ví dụ như, nếu trẻ là một học sinh được nhiều người yêu mến ( chẳng hạn như hoa khôi của trường, hoặc là mụt chiếc học trò thường hay tham gia văn nghệ cho trường chẳng hạn ), trẻ có thể thành thạo trong giao tiếp xã hội hơn so với bạn bè cùng trang lứa ( nhả ngọc, phun châu đồ đó kkk), hoặc cư xử trưởng thành hơn và có ảnh hưởng đến nhiều người xung quanh hơn ( giống như mấy cô cậu hotgirl, hotboy trong trường hồi xưa é ). Và những điều này là không có gì xấu cả. Nhưng, người nổi tiếng rất khổ, nên đôi khi trẻ sẽ nhận ra rằng mình phải cố gắng hành xử sao cho trưởng thành hơn bạn bè để duy trì sự nổi tiếng của mình. Và điều này có thể làm cho trẻ gặp nhiều bất lợi. Khi những bạn trẻ tuổi này bắt đầu vào trung học, các bạn bè hay chơi chung hồi cấp một sẽ bắt đầu tham gia vào các hoạt động khác nhau và nhóm bạn bè cũng sẽ trở nên đa dạng và khác nhau hơn, những người bạn thân mới có thể phù hợp hơn so với những năm trước. Còn một số bạn, mấy cái người mà có bạn trai hoặc bạn gái é, thường sẽ biến mất tiêu lun~ Lý do thì mọi người cũng bít gòi ha.

(* Xem thêm video: Đừng NỔI TIẾNG! Rất KHỔ! của anh dưa leo để biết thêm người nổi tiếng khổ như thế nào nhoe! Mà khoan, xin thí chủ hãy đọc bài của iem xong đi~ gòi coi nhee, hong là tội em lắm éee~)

Những bạn trẻ phát triển những kỹ năng xã hội thông qua việc tiếp xúc với bạn bè cùng trang lứa. Chẳng hạn như kỹ năng: Biết làm thế nào để quen bạn mới, cách nói chuyện trong một nhóm, nói chuyện riêng - những cuộc nói chuyện nhỏ, nhẹ nhàng, biết cách giỡn qua giỡn lại một cách nhẹ nhàng mà không gây cãi nhau, biết thường hay chia sẻ cùng nhau những câu chuyện vui với nhóm bạn - trên đây là những kỹ năng và cũng là một phần quan trọng nhất trong “tình bạn”.

Sau này khi ra trường, trẻ sẽ gặp lại những người bạn thân ngày trước sau một khoảng thời gian dài. Và thường nói chuyện với nhau bằng cảm xúc khi mới lần đầu gặp nhau - khi ở tuổi teen hoặc thanh niên. Một phần là vì họ nhận ra được giá trị cốt lõi ( eo nghe ghê gớm quá, mọi người cứ thay từ “giá trị cốt lõi = sự quan trọng” nghe cho bình dân nhe hehe) của người bạn kia, có quá khứ cùng quậy đục nước và cười hố hố dzới nhau. Chỉ cho trẻ cách chia sẻ với bạn bè là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kỹ năng xã hội của trẻ - vì nó có thể giảm xung đột, làm giảm sự phê phán và làm cuộc sống trở nên vui vẻ hơn.

Khuyến khích trẻ học cách chia sẻ với bạn - khi không có gia đình ở bên. Trong các cuộc trò chuyện với bạn bè cùng trang lứa, những bạn trẻ này có thể có một cuộc thảo luận cùng nhau, mà vẫn cảm thấy có lợi và có cảm giác cởi mở hơn là khi trò chuyện cùng người lớn. Vì chúng ta đôi khi, sẽ vô tình “ quyết định sẵn cho trẻ” hoặc không cho phép trẻ khám phá thêm những ý tưởng mới. VÍ DỤ NHƯ: “( con) Ba mẹ ơi con muốn đi cắm trại với bạn đi cắm trại v… Ồ không đâu con à! đi cắm trại nguy hiểm lắm. Sao mà người ta quản lý được hết tụi con. Tốt nhất con nên ở nhà với ba mẹ hoặc đi học thêm đi. Hay đi uống nước cùng bạn bè cũng được. ( con) Nhưng mà đi cắm trại…. Không là không nhé!  Ba mẹ chỉ nói một lần thôi… HOĂC NHƯ: Con có ý tưởng rất hay cho chuyến đi cùng gia đình lần này đó ba me! Ồ không đâu, con à ba mẹ đã chuẩn bị sẵn rồi…( không kịp nghe con nói gì lun ) Đây chỉ là em lấy ví dụ trong gia đình thôi nhen! ( Còn những người lớn bên ngoài gia đình thì mọi người nói với trẻ là khỏi chia sẽ đi, đây không phải là khó gần hay không cởi mở, mà đây là biết cách bảo vệ cho quyền lợi cá nhân, quyền riêng tư của mình. Không thực sự nhất thiết phải tâm sự hết với người khác làm chi cả. Đôi khi mình cần phải có bí mật của riêng mình. Nó giúp mình hiểu hơn về mình, và giúp mình học cách cải thiện bản thân cho đến khi bí mật đó dần trở thành điều bình thường - mà mình có thể dễ dàng cởi mở tâm sự về sau này mà không cảm thấy xấu hổ.

"Chúng ta có thể khuyên trẻ rằng: Con có thể tâm sự câu chuyện của riêng con với bất kỳ ai, NHƯNG đây phải là người mà con tin tưởng, có thể thấu hiểu con, chịu dành thời gian lắng nghe con nói, phải là người mà con có cảm giác dễ chịu nhất khi chia sẻ ( nếu không có cảm giác dễ chịu, KHÔNG cảm thấy AN TOÀN khi vừa bắt đầu trò chuyện hãy dừng lại.. và tìm người bạn khác phù hợp hơn để chia sẻ - đừng chia sẻ vội vàng ) và cuối cùng đây phải thật sự là người mà con muốn chia sẻ cùng."

Chia sẻ vội lỡ đâu mi là người xấu, mi lấy bí mật của ngừ ta - mi bập lại, cho ngừ ta chít hay dzì! Khoải đi má~ Dễ dzì ~ Dzậy đi nha! ố là la😆

MOMANDBABI.com - BLOG

Hướng dẫn cho trẻ cách để tránh đi sự cám dỗ

tinhban

Trước đây ( hay thậm chí là cả ngày nay) - Sự áp lực dùng thử ma túy từ sự cám dỗ của bạn bè là một áp lực không thua kém so với áp lực t.ì.n.h d.ụ.c* mà nhiều thiếu niên niên phải đối mặt.
*Áp lực tình dục: có nghĩa là cố gắng thuyết phục hoặc thao túng ai đó tham gia vào hoạt động tình dục ( Ông bà ta thường hay nói là “dụ dỗ con gái nhà lành” đó ). Điều này cũng có nghĩa tương tự đối với “áp lực dùng thử ma túy từ sự cám dỗ của bạn bè” và áp lực tiền bạc ( mọi người nhớ ủng hộ tụi em thông qua MB Bank để có thêm động lực viết thêm nhiều bài đọc hay và có ích cho cộng đồng Mẹ & Bé nheee!😚 )

Vì vậy, trong bất kỳ tình huống nào có thể dẫn rắc rối, là người lớn, chúng ta cần chuẩn bị cho con trẻ cách từ chối những đề nghị uống rượu và sử dụng các chất kích thích

Chỉ cần "say no - nói không"

Tuy nghe có vẻ đơn giản - nhưng đây là một khởi đầu giúp mang lại phần thắng cho trẻ trong việc từ chối, NHƯNG rất ít những kẻ dụ dỗ muốn câu chuyện lôi kéo dùng thử ma túy của họ dừng lại ở đó ( chúng sẽ hỏi tới - như những kẻ quấy rối tình dục vẫn thường hay làm - hỏi, những lời đường mật, nêu lợi ích nhưng không gồm hậu quả khủng khiếp và sau cùng là đe dọa) Trên thực tế, những kẻ lạm dụng những chất gây nghiện có xu hướng xem việc thuyết phục "đứa trẻ ngoan" như một thách thức không thể cưỡng lại - như là một nhiệm vụ cần phải làm ( viết đọc mà tức lun á), nếu thuyết phục không thành công chúng có thể lôi kéo dai dẳng đến nổi khiến chúng ta cảm thấy tức giận.

Hãy thử nhập vai với con - trong trường hợp bị dụ dỗ dùng chất kích. Và tìm ra hướng giải quyết cùng nhau. Dưới đây là một tình huống mà mọi người có thể cùng con diên tập cách từ chối khi bị dụ dỗ:

Bạn bè : Ê mày, nào giờ mày có hút thuốc không?

Trẻ: Không! Có chi hông mạy?

Bạn bè: Tao cho mày hút thử nè! ( xong cái nó hít dzô, phà hơi ra cho mình nhìn ghiền chơi! ) Hơi bị đã á nha~

Trẻ ( cơ hội đã tới): "Không, cám ơn. Hồi sáng mày dzới Diệp Loan đi mua đồ cho lớp có nhớ mua thêm băng keo hai mặt không ( Hãy tìm cơ hội chuyển chủ đề và luôn luôn bắt đầu bằng câu - Không (...), cảm ơn.

Một câu nói “ Không, cám ơn!” chắc chắn nhưng thân thiện. Và hơn hết, không cần phải tự cho mình là đúng và cứ đi dọc theo dòng chữ “ Nghiện rượu - là từ chỉ những kẻ thua cuộc”. Hãy khuyến khích con không nên dán nhãn cho người khác đây là người tốt hay người xấu, chỉ vì hành vi của họ. Điều mà con cần biết ở đây đó là đúng sai và “cái này nên tránh” hoặc không nên “ dùng thử”. Sử dụng ma túy là sai, nhưng điều đó không nhất thiết khuyến người lạm dụng ma túy trở thành người xấu. 

Nói những câu có từ “không” nhiều lần ( trong trường hợp bị lôi kéo dai dẳng):

Bạn bè: Ê đừng có đánh trống lảng nha~ Tao nói thiệt, hút thử đi, có một lần à không sao đâu!

Trẻ: Không! tao không có ý đó. Tau từ chối mày rồi mới hỏi chuyện đi mua đồ cho lớp thôi.

Bạn bè: Kệ nó đi, làm một hơi cái đi, đã lắm! Nè.. nè..

Trẻ: ( Lùi lại phía sau! Lắc đầu! giơ hai tay lên ) THÔI! khônggg. Ba mẹ tao biết là quánh chết.

Bạn bè: Đi~ hút có một lần à, đàn ông con trai dzì đâu, cái gì cũng sợ. Tau nói thiệt hút có một lần à không có bị nghiện đâu! Nè làm miếng đi, không có quài cho mày hút đâu con~

Trẻ: Không! Nói thiệt á. Hết giờ ra chơi rồi, tí nữa nhớ nói Diệp Loan mua thêm băng keo hai mặt nha, cô nhắc hôm qua rồi đó nha. Tau dô trước. Hồi bị la nữa mệt lắm!

 Dạy trẻ cách tôn trọng bản thân của mình:

 VD, như: “Không, cảm ơn, mình không uống rượu. Sáng mai mình còn đi làm nữa...

Cảnh báo con bạn về sự nguy hiểm của thuốc "gây mê" ( bên nước Ngoài người ta gọi thẳng là "thuốc H.i.Ế.p d.Â.m" á mọi người 😤)

Đặc biệt, loại thuốc benzodiazepine flunitrazepam (Rohypnol) không mùi, không màu có liên quan đến hàng nghìn vụ c.ư.ỡ.n.g h.i.ế.p, mà trong đó “những kẻ độc ác” đã bí mật thả nó vào đồ uống  trong lần đầu “hò hẹn” mà mấy bà dzà này không hay biết. Làm mấy bả nhanh chóng mặt, mất phương hướng và ngất xỉu.

Chia sẻ những lời khuyên sau đây với con gái ( con trai) của mọi người - trước đây thường có những trường hợp bán sang Trung Quốc nên trai gái gì cũng nên cảnh giác nha bà con. Chúng có thể giúp cô ấy ( anh ấy) không phải trải qua một trong những sự kiện đau thương nhất trong đời, và thậm chí có thể cứu mạng họ. 

Những lời khuyên này có tựa đề chính là “ĐỒ UỐNG LẠ

Không bao giờ để quên đồ uống của tại một bữa tiệc...

Được DỊCh lại - từ healthychildren.org

Không bao giờ để quên đồ uống của bạn tại một bữa tiệc, câu lạc bộ khiêu vũ, nhà hàng hoặc các cuộc tụ họp khác. Nếu bạn phải sử dụng phòng vệ sinh, hãy mang nó theo hoặc nhờ một người bạn đáng tin cậy trông chừng nó cho đến khi bạn quay lại.

Không nhận đồ uống đã mở hay khui sẵn từ bất kỳ ai...

Được DỊCh lại - từ healthychildren.org

Không nhận đồ uống đã mở từ bất kỳ ai mà bạn không biết rõ (ngoại trừ người phục vụ và nhân viên pha chế). 

..hãy chú ý đến mùi vị, kết cấu và hình thức của đồ uống của bạn...

Được DỊCh lại - từ healthychildren.org

Mặc dù rất khó phát hiện những chất này trong đồ uống, nhưng hãy chú ý đến mùi vị, kết cấu và hình thức của đồ uống của bạn. Ví dụ, GHB có vị mặn, trong khi Rohypnol được mô tả là hơi đắng khi rắc vào rượu. Các viên màu xanh lá cây mới làm cho chất lỏng sáng màu có màu hơi xanh; chất lỏng sẫm màu chuyển sang đục.

Bạn bè trông chừng bạn bè...

Được DỊCh lại - từ healthychildren.org

Nếu bạn nghi ngờ rằng một cô gái khác đã uống bất kỳ loại thuốc nào —kể cả rượu, loại thuốc gây trầm cảm bị lạm dụng nhiều nhất— có thể khiến cô ấy không thể tự vệ trước một âm mưu cưỡng hiếp có thể xảy ra, hãy đưa cô ấy ra khỏi tình huống đó.

( Nguồn tham khảo: 1 , 2 )

Đến đây, bài viết đã hết!

Xin cám ơn mọi người đã xem qua! Chúc mọi người có một ngày an lành nhee!

🪷

😊Like, Share  Donate Choo blog Điii... Ngừ ơiiii ~ 💗

ZaloPay ví điện tử quốc dân tại Việt Nam giúp bạn chuyển tiền miễn phí và thanh toán các tiện ích, dịch vụ chỉ với vài chạm đơn giản. Đặc biệt, bạn có thể thao tác ngay trên ứng dụng ZaloPay hoặc ứng dụng Zalo. Đơn giản – nhanh chóng – thuận tiện – an toàn!

· Khuyến mãi cho "Người mới": Liên kết ngân hàng nhận combo voucher 1.000.000đ*

 Tải FREE - Không Mất Phí!

Hidden Content

 Để lại bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}