Chủ để: 101- Ba Mẹ Có Thể Làm Gì Để Hỗ Trợ Tình Bạn Của Trẻ?

“Tình bạn” là hai chữ chỉ - mối quan hệ giữa chúng ta với một ai đó trong hành trình chúng ta lớn lên và cho đến khi chúng ta già đi. Vì vậy, chúng ta ( ai) cũng sẽ nhận ra được “tình bạn” là một phần thật sự rất “quan trọng” trong đời sống. 

Việc có một mối quan hệ bạn bè tốt, chất lượng giúp cho cả đôi bên hoặc cả nhóm ngày càng phát triển và tốt hơn, như: Cùng nhau chia sẻ những câu chuyện buồn vui ( mà chúng te thường hay gọi là “bà tám” é hehe ), cùng nhau đi đá banh, cùng nhau đi tập thể thao, v.v…

Vậy làm sao để có thể giúp cho trẻ có thể giữ được hai từ “ tình bạn” “quan trọng” này đây? ( Giống như nhóm bạn của Nobita dzị á! Khi đã đi qua cái gọi là tuổi thơ rồi, khi nhắc lại chỉ có thể mang lại tiếng cười ngất trong hương lệ rưng rưng cùng hồi ức không phai mà … thôi   ~ hé hé hé )

Thật sự mà nói: “ Tình bạn có thể rất quan trọng. Nhưng sự quan sát và hướng dẫn của gia đình lại tốt và cần thiết hơn - để giúp cho trẻ tạo được sự an toàn cho riêng mình và tìm được con đường đi đến thành công của riêng mình về sau.”

Khi trẻ lớn lên, “tình bạn” trong mỗi một đứa trẻ đều mang một ý nghĩa khác nhau, có thể là tốt, có thể là xấu xa, có thể là quan trọng, hoặc không cần thiết, tin cậy hoặc không đáng tin, … Tất cả những điều này điều phụ thuộc và hai yếu tố: 1 đó là do chính trẻ tự tiếp xúc, trải nghiệm và cảm nhận. 2 đó là sự quan tâm, đồng cảm và hướng dẫn của gia đình với trẻ về cách liên hệ ( tương tác) với những người bạn của mình. 

Có thể nói, gia đình sẽ là những người bạn đầu tiên (và lâu dài) với trẻ. Thế nên, việc cởi mở, trò chuyện và tham gia những hoạt động vui chơi, sáng tạo cùng trẻ trong những năm đầu đời sẽ giúp tạo những hình ảnh lấp lánh “ánh cầu vồng” hơn và nối tiếp với những hình ảnh về “tình bạn” của trẻ khi bước vào quãng thời gian học sinh, sinh viên và về cả sau này.

Quay Trở Lại Câu Hỏi Chính Thui Nèo: làm sao để ba mẹ - gia đình có thể giúp cho trẻ có thể giữ được hai từ “ tình bạn” “quan trọng” này đây? Những câu trả lời đều ở bên dưới! Chúng ta hãy cùng nhau khám phá thôi nào. Yéh huuuu ( kkk tự mình viết mà sao em cũng thấy sà lơ - tào lao nữa hehehe) DÔ THÔI NÀO YÉH HA~ 😁🤗

Những năm đầu đờiiiii ~

Học những kỹ năng tương tác ( trò chuyện - truyền thông )

Việc kết bạn và giữ mối quan hệ bạn bè của trẻ có một mối liên kết rất chặt chẽ và rất giống với việc giao tiếp ( hoặc tương tác) của trẻ đối với ba mẹ hoặc anh chị em trong gia đình. Vì vậy, giúp đỡ và chỉ dẫn cho trẻ học cách trò chuyện và “biết tò mò về việc quan tâm, giúp đỡ” hoặc biết chia sẻ lắng nghe các thành viên trong gia đình là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất trong việc giúp trẻ kết bạn và có bạn tốt. ( Giống như cô bé Wednesday trong bộ phim có tên là "Wednesday" dzzị đó, tuy lạnh lùng nhưng hay quan tâm và tốt bụng ☺️)

Dưới đây là một số “kỹ năng tương tác trong gia đình” mà ba mẹ có thể chỉ dạy cho trẻ từ lúc nhỏ:

  • Biết đồng cảm và đảm bảo quyền được “quan tâm công bằng lẫn nhau”. Đôi khi chúng ta hay đi làm về, cảm thấy mệt lả sau một ngày dài làm việc và cần được nghỉ ngơi. Nên thường sẽ bỏ qua hoặc làm lơ đi - những tình tiết ‘gay cấn’ và ‘kịch liệt’ trong cuộc kiện tụng vừa mới xảy ra giữa những đứa con bé bỏng của mình.  

Như vậy, ở đây đứa trẻ đúng sẽ bị coi như đối xử bất công - rồi dẫn đến tự ti, uất ức ( hận đời cay đắng , giận đời bất công đồ đóa~). Còn đứa trẻ sai sẽ ngày càng ỷ mạnh hiếp yếu - dẫn đến tự tin quá đi thôi, nên sau này sẽ có thói quen hay ăn hiếp bạn bè, cậy lớn đánh nhỏ.

Ngoài ra còn có một trường hợp khác nữa đó là những đứa trẻ đúng nhưng không được đồng cảm và quan tâm không công bằng sẽ dẫn đến tình trạng - “ép mình tự cứng rắn”, dễ bốc đồng ( dễ nổi giận) và rồi cũng trở nên giống như “những đứa trẻ sai mà không bị ba mẹ xử phạt” dẫn đến tự tin quá đi thôi~ rồi cái đi đánh bạn bè đồ đó. 

Vì vậy, ý chính mà em muốn nói ở đây là tuy là những cuộc cải vãi nhỏ xíu của con nhưng ba mẹ cũng cần dành một chút thời gian để hiểu con và phân minh tách bạch đúng sai, giúp con có thể hiểu đâu là tốt, là xấu - giúp trẻ dễ hiểu và đồng cảm với các mối quan hệ khác của trẻ sau này - dù là bạn bè hay người thân. Ba mẹ nhé! Hãy áp dụng câu nói “ bắt chúng từ khi còn trẻ” của nhân vật Paul Edgecomb trong bộ phim The Green Mile (1999) để làm giảm đi “tình trạng bạo lực học đường” nhé!

Tâm sự nhỏ:

Nói thật là... hồi cấp 1, cấp 2 chính bản thân em cũng là một đứa hay ỷ mạnh hiếp yếu hay đánh bạn bè. Cứ nghe mấy đứa bạn hô hào là đầu óc n.g.u đi, rồi hung hăng lao đi đánh mấy bạn nhút nhát hay bị cả lớp chọc ghẹo, xa lánh. Rồi cứ tưởng là hay lắm! Đến bây giờ nghĩ lại em vừa thấy sao hồi nhỏ mình vừa n.g.u mà còn vừa giống con bò điên bị xỏ mũi! Hễ cứ nghe ai nói làm theo, không biết đâu là đúng sai! Không biết đồng cảm cho những bạn nhút nhát, hay bị trêu trọc! Trái lại còn đi đánh người ta. ( Nếu mà có cổ máy thời gian như doraemon chắc em ký lủng đầu mình hồi nhỏ quá! Nói chứ ba mẹ nên dùng lời nói thay cho hành động để trẻ còn biết sai mà sửa lỗi! Chứ hong là ẻm chĩa mũi tên uất hận dzô bạn khác nữa là chít mất! 🥲)  

"


BẮT CHÚNG TỪ KHI CÒN TRẺ "


Trích trong bộ phim The green mile - 1999

  • Quan tâm về nhau hơn. Giúp trẻ tạo thói quen biết quan tâm hơn bằng cách thường xuyên hỏi han về những những sở thích của trẻ, những món ăn yêu thích lại càng tốt hơn, ngoài ra ba mẹ cũng có thể hỏi thăm về tình hình sức khỏe ( tinh thần hoặc thể chất) của trẻ thông qua các hoạt động thường ngày như: con có thích bông hoa này hông? con có thích chạy bộ không? Ngày hôm nay con hơi buồn, có chuyện gì có thể chia sẻ cho ba mẹ hong? Hay chỉ đơn giản là lắng nghe con một cách chân thành và không “bình luận” …. Vì vậy, việc có một người bạn biết quan tâm, chia sẻ với mình những khi vui buồn thật sự rất tuyệt á nhen! Vì tình bạn sẽ càng bền chặt hơn chứ seo.
  • Cùng nhau trò chuyện. Đây là một kỹ năng vừa khó lại vừa dễ. Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển nên các thiết bị điện tử là một trong những “nguyên nhân lớn nhất” gây ảnh hưởng cho “những cuộc trò chuyện”. Việc không dùng các thiết bị điện tử khi ăn cơm sẽ giúp trẻ và các thành viên trở nên gần gũi,  ít sao nhãng và dễ cùng nhau trò chuyện hơn.
  • Cân bằng cảm xúc. Việc cân bằng cảm xúc rất khó. Không những vậy đây lại còn là những đứa bé. Nên, việc trẻ bộc phát những cảm xúc tiêu cực với ba mẹ hoặc các thành viên trong gia đình là điều không tránh khỏi ( Gòi mi sẽ hối hận thôi con troai! nupakachi~). Nên việc mà chúng ta cần làm ở đây là trừng phạt trẻ! Ủa, hong là cho trẻ không gian và bản thân mình một khoảng thời gian và không gian riêng, trước khi mọi người cùng quay lại để giải thích, xin lỗi và tha thứ!- em học được từ sư ông Thích Nhất Hạnh á hehe ( mà … thật ra, em nghĩ .. đây chỉ là kỹ năng trò chuyện trong gia đình thôi! Chứ bạn bè mà "thúi quắc" thì nên bái bai! nào ta say goodbye khoải nói nhiều dzới chỵ~ Đi ra kia chơi 👉😆)
  • Biết khi nào và làm thế nào để xin lỗi và tha thứ - là một kỹ năng mềm quan trọng. Kỹ năng này tương tự với việc “cho nhau một khoảng thời gian và không gian riêng” mà iem vừa nhắc đến ở phía trên. ĐIỂM KHÁC NHAU duy nhất ở 2 kỹ năng này đó chính là thời gian. Việc biết được đâu là thời điểm để giải thích và xin lỗi là chìa khóa để mở cách cửa tha thứ dễ dàng hơn bao giờ hết. Vì lâu quá mà chưa thấy con xin lỗi mẹ hay “ xuống ăn cơm đi” là thoi à! hết biết nói à hehehe. Tuy nhiên, trong gia đình thì việc tha thứ cho nhau là rất nên ( và không bao giờ là thiệt hại cho ai cả), NHƯNG ở bên ngoài gia đình - việc học cách tha thứ ở đây cũng có nghĩa là “dừng lại” - stop please! dzui dzẻ dzui dzẻ! Vì tha thứ đâu chỉ có nghĩa là tha thứ cho người khác mà còn là cho chính bản thân mình nữa chớ! Mình phải nhìn lại là mình sai ở đâu, có thật sự sai hay không? Chứ dạo này em thấy “thao túng tâm lý” đồ dữ lắm á nhen! Hay đóng giả “vai nạn nhân” đồ đó! Mình nói nó một mà nó quật mình lại 10 điểm, 10 điểm không á nhen! Dễ sợ thiệt á chớ ( cho mi củ tỏi liền). Vì vậy, nếu trẻ sau này mà có gặp “mấy cái trường hợp thao túng tâm lý” này, mà bé có kể với gia đình thì mình nói bé “nín dứt” ủa “chấm dứt” liền nheeeee! 

Những điều này không chỉ áp dụng cho trẻ mà còn là cho chúng ta khi giao tiếp (xử sự) với một ai đó khi có con mình ở bên. Nói gọn nghẽ là “ noi gương” ó~

Hãy là một hình mẫu tốt bên ngoài gia đình:

Khi chúng ta giao tiếp ở bên ngoài gia đình, hãy thân thiện! Bắt chuyện và đặt câu hỏi với những người xung quanh. Giúp trẻ học được sự tự tin và các chiến lược để nói chuyện với những người mà trẻ không biết.

Những năm đầu mẫu giáo

Những năm đầu mẫu giáo là thời điểm mà trẻ bắt đầu “tiếp xúc” với thế giới bên ngoài ( hì hì em chưa tính tới nhà trẻ nhưng mà mọi người có thể xem như giống  nhau đi nhoa~) gia đình. 

Mọi người có thể "cùng con học và đến trường" trong những ngày đầu sinh hoạt trên lớp học. Nhìn theo cách con chơi với những bạn bè mới. Thời gian này, là thời điểm mà chúng ta sẽ dễ thấy được ưu và nhược điểm của trẻ nhất - mà trước đây chúng ta ít khi nhận thấy trong gia đình. Điều này sẽ giúp chúng ta dễ chỉ dẫn để giúp trẻ phát huy điểm mạnh và cải thiện điểm yếu của trẻ hơn. VÀ đây cũng là "gợi ý" để giúp ba mẹ dễ dàng hướng nghiệp cho trẻ về sau này á nhe. Nếu trẻ là một người nhút nhát ( hướng vào trong tâm hồn mình nhiều hơn hay còn gọi là hướng nội) thì mọi người có thể giúp trẻ khơi dậy những cảm giác thích sáng tạo trong mình thay vì phải chạy theo bên ngoài. Còn nếu trẻ là một người hòa đồng, cởi mở và có xu hướng khám phá về thế giới bên ngoài ( hướng ngoại) - mọi người có thể chỉ dẫn trẻ về việc giúp đỡ những mọi người xung quanh như nhường chỗ cho  người đang mang thai, người lớn tuổi khi có dịp hoặc thấu hiểu cho những bạn chầm tính, ít nói ( chứ đừng giống như iem hồi nhỏ là thôi lun é trời! ). Và nếu trẻ là một người vừa hướng nội vừa hướng ngoại* giống như hoàng tử Bojji trong “phim hoạt hình Bảng Xếp Hạng Quốc Vương” thì mọi người có thể chỉ dẫn trẻ đừng nên cố ép mình phải phù hợp với với một môi trường hoặc nơi đông người nào cả hoặc cố phải chơi thân với một ai đó khi bạn đó không phù hợp với con ( hoặc con phải cố gắng hiểu một ai đó, làm điều gì đó con không thật sự thích - điều này là một sai lầm rất lớn ở cả bây giờ và về sau. Vì đơn giản, điều gì phù hợp sẽ đến với con một cách nhẹ nhàng, không gượng ép, không có cảm giác ép buộc và khó chịu khi tiếp xúc ~), mọi người hãy chỉ cho trẻ tập trung vào những điểm mạnh của trẻ - những điểm yếu trẻ có thể dần dần cải thiện cùng với gia đình.

Tính tình vừa hướng nội vừa hướng ngoại*

Theo em quan sát và hiểu nôm na là hợp gu mới nói chuyện, hoặc quen hoặc thích thì mới nói chuyện (ít khi chia sẻ với người khác, nên không thể nắm bắt được về suy nghĩ hay có thể nói là khó đoán). Tính tình trầm tính như người hướng nội, cần thiết sẽ cởi mở và tự tin hơn cả người hướng ngoại. Rất thân thiện và điềm tĩnh.

Hơn hết, việc lần đầu giao tiếp với bạn bè mới phần nhiều sẽ làm trẻ bị xung đột cảm xúc với những bé khác. Đây không phải là dấu hiệu quá xấu, Mà đây là lúc chúng ta có thể chỉ dẫn cho trẻ những kỹ năng tiếp theo của việc kiểm soát cảm xúc ( có thể nói là level 2,3,4 .. của kỹ năng cân bằng cảm xúc) cũng như biết khi nào phải thể hiện cảm xúc (của trẻ mà không phải là dồn nén) và biết cách để nói lên cảm xúc ( tức giận, bất ngờ hoặc tức giận,...) mà không phải làm tổn thương người khác bằng hành động hay bằng “những lời nói đao kiếm”.

Mọi người ( ai) cũng đều có thể “tức giận bộc phát”

Sự tức giận thường không tồn tại lâu, nhưng nó là một cảm giác rất mạnh mẽ khi xảy ra.

Trẻ nổi đóa khi:

  • Cảm xúc của trẻ bị tổn thương hoặc không thể làm những gì trẻ muốn.
  • Những người khác không hiểu hoặc nói dối về trẻ.
  • Khi trẻ cảm thấy bị bỏ rơi hoặc những người khác không làm theo cách mà trẻ muốn. ( vế sau là kiểu “con ông giời” trong truyền thuyết đấy mọi người ạ! kkkk)

Khi trẻ tức giận, cơ thể trẻ sẽ phản ứng:

  • Tim trẻ đập nhanh hơn, mặt nóng bừng và toát mồ hôi.
  • Trẻ có thể khó thở và không thể suy nghĩ rõ ràng. 
  • Trẻ có rất nhiều năng lượng và muốn hành động.

Khi trẻ tức giận, là lúc:

  • Tốt để đặt cảm xúc của trẻ vào lời nói. (Nói chuyện bình tĩnh, nhu mì đồ đó đa ~ )
  • Không nên để trẻ  đánh ai đó, đập phá đồ đạc hoặc nói những điều gây tổn thương.

Dưới đây, là những cách mà ba mẹ có thể giúp trẻ đối diện với những xung đột về mặt cảm xúc - mỗi khi nó xảy đến.

Giúp trẻ hiểu về tác hại của những cuộc xung đột:

  • Hãy nói với trẻ rằng - việc biết làm thế nào để không phải dẫn đến một cuộc chiến hoàn toàn can đảm, thông minh và ngầu hơn rất nhiều so với việc ở lại và chiến đấu.
  • Hãy chỉ cho trẻ rằng đánh nhau không giải quyết được hoàn toàn vấn đề ( ngoài đời thực hoàn toàn khác xa với “những bộ phim thanh xuân vườn trường” ) - mà còn có thể mang lại nhiều vấn đề hơn.
  • Hãy nói với trẻ rằng: Khi họ tức giận nhưng không “chiến đấu”, họ đã thực sự chiến thắng bản thân mình ngay vào lúc đó.

Nhưng đôi khi, việc hòa hợp với những đứa trẻ khác thật khó khăn. Vài em nhỏ đánh nhau khi:

  • Khi tức giận.
  • Khi bị trêu chọc rất nhiều.
  • Khi bị những đứa trẻ khác khích động.

Những việc này có thể làm cho trẻ cảm thấy khó xử khi đối mặt hay gặp rắc rối. Em cũng không biết chỉ như thế nào để trẻ có thể tránh những rắc rối khi gặp những tình huống như thế này. Và em tin là mọi người có những chỉ dẫn của riêng mình để giúp trẻ tránh phải đánh nhau tốt nhất. hihi

Chỉ trẻ những bước HÀNH ĐỘNG BÌNH TĨNH:

 Những BƯỚC giúp trẻ hành động bình tĩnh

"Nóng giận là bản năng, tĩnh lặng là bản lĩnh" đồ đó hehe!

  • 1
    Hãy thừa nhận, đón nhận, chấp nhận cảm xúc mà mình đang có. Hay chỉ đơn giản là biết được cảm xúc gì đang có mặt ngay trong bản thân mình lúc đó!
  • 2
    Lấy bình bình tĩnh bằng cách đếm từ 1 đến 10, hít thở sâu và nhắm chặt mắt. Hoặc bỏ đi một nơi nào đó.
  • 3
    Dừng lại suy nghĩ và nói. Suy nghĩ về vấn đề và cách khắc phục cho những chuyện vừa xảy đến ( trong trường hợp không ai hiểu những gì con đang trải qua hay đang cố gắng làm - con cần phải nói và tự mình giải thích). Nói về việc vì sao con lại tức giận và cách con muốn khắc phục vấn đề này, trong trường hợp nếu không có ai để nói chuyện ngay lập tức HÃY DỪNG LẠI VÀ TIẾP TỤC SUY NGHĨ - với câu nói này chẳng hạn: “Đâu là lý do tại sao mình tức giận? Và điều tôi cần làm là…”
  • 4
    Cảnh giác và giữa khoảng cách với người đã làm mình tức giận. Trong lúc này hãy thực hành việc hít thở sâu và theo dõi hơi thở.
  • 5
    Tránh xa. Việc mà trẻ cần tránh xa ở ngay lúc đó là việc đáp trả lại bằng những lời nói nhục mạ và có thể làm tổn thương người khác - vì điều này sẽ làm cho mọi chuyện tệ hơn và cung vi phạm bước thứ 2 nữa. Ngoài ra, trẻ cần tránh xa những đứa trẻ khác có tính khích động về việc đánh đấm. Nếu có thể hãy cố gắng nói chuyện riêng với người bạn vừa xảy ra mâu thuẫn với trẻ.
  • 6
    Lắng nghe những gì người khác nói gì về mình ( và câu truyện của mình) một cách thật bình tĩnh và tỉnh táo. Hỏi chính bản thân mình: “Người bạn này đang thật sự muốn gì?”
  • 7
    Move on… Hãy Đi tiếp… bằng cách "sử dụng sự hài hước" - vd như câu: “Mình không muốn 2 đứa được bốc cháy với nhau hôm nay đâu”. Đưa ra một lý do như: “Cả hai chúng ta sẽ bị đứng góc lớp nếu chúng ta đánh nhau”.Bỏ đi - nếu không có lựa chọn nào khác, tốt nhất là hãy bỏ đi.. một nơi nào đó. ( Tý quay lại chỵ em mình tính tiếp ~ kkkk) - khúc này em dỡn chơi nhaaaaa

 Trẻ em làm theo những gì mà người lớn làm. Tuổi thơ của trẻ ảnh hưởng rất lớn đến tính cách, suy nghĩ của trẻ khi lớn lên. Vậy nên, ba mẹ hãy là người - trở thành thần tượng của trẻ. Hãy quan tâm đến con nhưng đường quá “kìm kẹp” hay “ràng buộc” vì trẻ em cũng có cảm xúc và điều duy nhất mà chúng ta có thể làm ở đây đó chính là chỉ dẫn trẻ cân bằng và học cách kiểm soát cảm xúc theo hướng tốt nhất!

Đến đây, phần 1 của bài viết đã hết! -( nguồn tham khảo 1 )

 ( Đường dẫn bộ phim "Wednesday" : Xem ngay~

 Đường dẫn phim "The green mile ( 1999)": Xem ngay~ có Vietsub é

 Đường dẫn bộ phim hoạt hình "Bảng Xếp Hạng Quốc Vương" : Xem ngay~ )

Xin cám ơn mọi người đã xem qua! Chúc mọi người có một ngày an lành nhee!

🪷

😊Like, Share  Donate Choo blog Điii... Ngừ ơiiii ~ 💗

ZaloPay ví điện tử quốc dân tại Việt Nam giúp bạn chuyển tiền miễn phí và thanh toán các tiện ích, dịch vụ chỉ với vài chạm đơn giản. Đặc biệt, bạn có thể thao tác ngay trên ứng dụng ZaloPay hoặc ứng dụng Zalo. Đơn giản – nhanh chóng – thuận tiện – an toàn!

· Khuyến mãi cho "Người mới": Liên kết ngân hàng nhận combo voucher 1.000.000đ*

 Tải FREE - Không Mất Phí!

Hidden Content

 Để lại bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}